Hội thảo triển khai chương trình can thiệp câu lạc bộ 1.000 ngày đầu đời

(CDC Hà Nam)

Sáng 9/7/2018, Sở Y tế phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng tổ chức “Hội thảo triển khai chương trình can thiệp – Mô hình Câu lạc bộ 1.000 ngày đầu đời” cho 42 xã can thiệp.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe giới thiệu về Chương trình can thiệp câu lạc bộ 1.000 ngày đầu đời, giai đoạn 2 (2018 – 2020). Qua đó, nhằm đánh giá tính hiệu quả, tính kinh tế của can thiệp, các yếu tố hỗ trợ và những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.

1. Ông Văn Tất Phẩm – Phó giám đốc Sở Y tế phát biểu tại Hội thảo.

Nội dung chương trình gồm 5 cấu phần, như: Chăm sóc giai đoạn đầu và giữa kỳ thai kỳ; Chăm sóc cuối thai kỳ và sơ sinh; Chăm sóc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi; Chăm sóc trẻ 7 tháng đến 12 tháng tuổi và Chăm sóc trẻ từ 13 tháng tuổi đến 2 năm. Với 20 chủ đề được chọn lọc, chương trình sẽ tập trung can thiệp 1.000 ngày đầu đời của trẻ tính từ khi thai nghén trong bụng mẹ tới khi trẻ được 24 tháng tuổi. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, làm nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời và cả giai đoạn phát triển sau này. Tuy nhiên khác với giai đoạn 1, trong giai đoạn 2 của Chương trình câu lạc bộ 1.000 ngày đầu đời, ngoài sự tham gia của các cán bộ Hội phụ nữ, Trạm y tế xã và hơn 1.000 phụ nữ mang thai ở 84 xã trên địa bàn tỉnh tham gia khảo sát, trong đó có 42 xã được triển khai dự án và 42 xã đối chứng. Chương trình còn có thêm sự tham gia của các giáo viên mầm non, để đảm bảo trẻ được chăm sóc đúng tại gia đình và tại nhà trường.

 

2. Ths. Trần Thị Thu Hà – Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng giới thiệu chương trình can thiệp ”Câu lạc bộ 1000 ngày đầu đời”

Cũng tại hội thảo, các đại biểu đã tham gia thảo luận về các vấn đề để triển khai thực hiện chương trình có hiệu quả như: Lựa chọn địa điểm hoạt động Câu lạc bộ 1.000 ngày đầu đời; Làm thế nào để tăng cường sự tham gia của cả vợ và chồng tới các buổi sinh hoạt câu lạc bộ hay khả năng đảm bảo tính bảo mật trong thời gian triển khai thí điểm mô hình…

3. Ths. Nguyễn Thanh Dương – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phát biểu tại Hội thảo.

Mục tiêu của Chương trình nhằm góp phần tăng điểm nhận thức trí tuệ, chiều cao, ngôn ngữ, vận động, cảm xúc xã hội của trẻ. Đồng thời, góp phần cải thiện cách chăm sóc trẻ của gia đình, giảm tỷ lệ đẻ mổ, tỷ lệ mẹ trầm cảm lo âu và giảm tỷ lệ bạo lực gia đình…   

4. Các đại biểu tham dự Hội thảo
5. Các đồng chí lãnh đạo Sở Y tế và Ban quản lý Dự án chụp ảnh lưu niệm cùng các giảng viên tuyến tỉnh tham gia dự án.

                                                                                                    Mậu Ngọ

Bài viết liên quan

Hơn 400 tình nguyện viên tham gia ngày hội “Blouse trắng – Trái tim hồng”

Ngọc Nga

Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngọc Nga

Thực phẩm lành mạnh giúp ngăn trào ngược axit

CDC Hà Nam

Để lại bình luận