Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại bản tin 9h hàng ngày.
Tính đến 9h ngày 20/5/2020:
* Thế giới: 4.985.662 người mắc; 324.889 người tử vong
– 215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.
– Tại khu vực Đông Nam Á, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh, với tổng số ca mắc là 71.042 , số ca tử vong là 2.257.
– Việt Nam đứng thứ 142/215 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á.
* Việt Nam: 324 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong.
Trong đó:
– Số ca bình phục: 264
– 60 ca bệnh đang được điều trị.
Số TH nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay | Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng | Số TH đang được cách ly tập trung | Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế |
184 | 140 | 5.518 | 2.427 |
1. Từ ngày 16/4 đến nay: Đã sang ngày thứ 34 Việt Nam không có ca lây lan trong cộng đồng.
Tính đến 9h ngày 20/5: Việt Nam có tổng cộng 184 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
2. Số ca bình phục trong ngày: 1
3. Số ca tử vong: 0
4. Số ca tiến triển tốt:
– Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 3 ca.
– Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 4 ca.
5. Số ca nặng: 01
6. Số người cách ly: 7.945
– Cách ly tập trung tại bệnh viện: 331
– Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 5.187
– Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 2.427
7. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 184
8. Số trường hợp mắc được phát hiện tại cộng đồng: 140, trong đó:
– 34 trường hợp xâm nhập từ nước ngoài được phát hiện tại cộng đồng;
– 28 trường hợp lây nhiễm từ trường hợp xâm nhập được phát hiện tại cộng đồng;
– 78 trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng.
9. Nhận xét
– Tính đến nay, Việt Nam đã bước vào ngày thứ 34 không phát hiện ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. 264 bệnh nhân đã được chữa khỏi, tương ứng với tỷ lệ khỏi bệnh đạt 82%. Hiện còn 60 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.
– Phát biểu tại Khoá họp thứ 73 Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được tổ chức trực tuyến lần đầu tiên trong lịch sử tổ chức này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, hơn bao giờ hết, các nước cần tăng cường đoàn kết quốc tế, huy động các nguồn lực, ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19.
– Với phương châm “chống dịch như chống giặc”, Việt Nam huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, hệ thống y tế quốc gia, các nhà khoa học, sự hỗ trợ của lực lượng quân đội…, cùng kiên quyết thực hiện cách ly tập trung, kết hợp giữa kiểm soát nguồn lây, truy tìm tiếp xúc, xét nghiệm và điều trị. Chính phủ chấp nhận “hy sinh lợi ích kinh tế trong ngắn hạn để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người dân”. Các chính sách và biện pháp chống dịch của Chính phủ được người dân tham gia ủng hộ.
– Cơ bản kiểm soát tốt dịch COVID-19, Việt Nam đã bước sang trạng thái “bình thường mới”, vừa tập trung phục hồi, phát triển kinh tế, vừa không chủ quan trong phòng, chống dịch hiệu quả.
– Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đánh giá, mặc dù trong hơn 1 tháng qua, Việt Nam không ghi nhận trường hợp mắc mới lây nhiễm trong cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng hiện nay rất thấp nhưng vẫn còn tiềm ẩn. Dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới cũng gia tăng, khi các cơ quan chức năng Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các hãng hàng không trong nước sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay đưa công dân về nước trên cơ sở diễn biến dịch bệnh trong nước và quốc tế, nguyện vọng về nước của công dân và năng lực cách ly tại các địa phương.
– Việt Nam vẫn duy trì chiến lược phòng chống dịch từ trước đến nay đó là ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch triệt để. Tất cả công dân nhập cảnh về nước đều được cách ly, xét nghiệm, khi về nhà thì vẫn phải theo dõi sức khỏe.
Khuyến cáo
– Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với nhiệm “nhiệm vụ kép”, vừa phát triển kinh tế, vừa phòng chống dịch COVID-19.
– Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định, dịch bệnh COVID-19 sẽ kéo dài nhiều tháng thậm chí là nhiều năm. Do đó, WHO khuyến nghị, Việt Nam tăng cường hơn các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh dài hạn, như tăng cường giám sát nhóm nguy cơ, thường xuyên rà soát các biện pháp hiện có và đánh giá tình hình mới để có khuyến nghị kịp thời về giao thương…
Danh sách cập nhật ca mắc COVID -19 tại 10 quốc gia thành viên ASEAN tính đến 9h ngày 20/5/2020:
|
Suckhoedoisong.vn