Bé ngủ ngày thức đêm phải làm gì?

(CDC Hà Nam)

Ngủ ngày thức đêm là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Điều này khiến cho các cha mẹ thường mệt mỏi, lo lắng. Vậy, phải làm gì khi bé ngủ ngày thức đêm?

 Do đâu trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm?

Đối với trẻ sơ sinh thường ngủ 16 giờ mỗi ngày và thường ngủ từng giấc ngắn 2-3 giờ cả ngày lẫn đêm. Mỗi giấc ngủ trải qua nhiều chu kỳ ngủ, mỗi chu kỳ ngủ khoảng 40 phút.

Mỗi trẻ sơ sinh khác nhau có cách ngủ khác nhau. Bé thường thức dậy khi đói, khi khó chịu vì đi vệ sinh, khi tắm… Sau khi bú xong, bé nhanh chóng đi vào giấc ngủ kế tiếp. Điều này có nghĩa thời gian thức chơi ở lứa tuổi này rất ngắn.

Thông thường trong tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh thường thức giấc nhiều lần để đòi bú.  Những ngày tiếp theo khoảng 1 tháng tuổi đến 3 tháng bé có thể bắt đầu thức giấc ít hơn và có thời gian ngủ dài hơn vào ban đêm. Khi bé hơn 3 tháng, có thể thường xuyên ngủ lâu hơn vào ban đêm, ví dụ khoảng 4-5 giờ. Nhưng ở một số bé thì thức đêm và ngủ ngày do chưa phân biệt thời gian ngày đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm. Ngoài ra, trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ nên mau đói nên phải thức dậy sau vài giờ để bú … ở một số trường hợp khác do thời tiết, môi trường phòng ngủ hoặc đơn giản hơn là tã lót, quần áo mặc nhiều… cũng khiến bé thức giấc…

Cần làm gì?

Trước hết để bé ngủ ngon cần xem lại phòng ngủ có thoáng mát, sạch sẽ, nhiều ánh sáng không (chỉ nên để đèn ngủ trong phòng). Do người mẹ  sữa về nên dễ nóng bức vì vậy cần xem lại nhiệt độ trong phòng ngủ có phù hợp với trẻ sơ sinh không (nhiệt độ nên khoảng 28 độ C). Cần xem bé có mặc đồ thoáng mát hay quấn tã quá chặt, hoặc sợ bé lạnh mà cho bé mặc quá nóng không…

Nếu ban đêm bé thức dậy, bạn dỗ bé với giọng nhỏ, nhẹ nhàng và đừng mở đèn sáng để bé dễ ngủ lại. Tốt nhất là nên canh cho bé bú ngay khi bé vừa trở mình ọ ẹ để bé no và ngủ tiếp.

Nên căn giờ có thể cần sự hỗ trợ từ người thân để cho bé bú trước khi bé thức giấc. Nếu bé khó ngủ, bạn có thể massage bé để bé dễ chịu.

Sáng ra, cần mở cửa sổ, kéo rèm bế trẻ ra phía đón nắng, chơi với trẻ, cho trẻ nghe tiếng nhộn nhịp xung quanh. Lúc trẻ bú, mẹ nên lay trẻ để điều chỉnh thói quen ngủ, không bắt trẻ phải thức suốt nhưng rút ngắn thời gian ngủ trái giờ của trẻ bằng cách chơi với trẻ, lay nhẹ…

Đến tối phòng ngủ của trẻ, người lớn không nên nói chuyện giảm tiếng ồn, tắm cho trẻ bằng nước ấm để dễ ngủ hơn. Tắt đèn để trẻ biết ban đêm, nên tập ngủ cho trẻ bằng massage, nghe nhạc, hát ru bằng những âm thanh đều đều.

Theo Suckhoedoisong.vn

 

Bài viết liên quan

Khô mắt – bệnh thường gặp mùa hè

Ngọc Nga

Tăng cường đề kháng để bảo vệ sức khỏe sức khỏe phòng bệnh mùa thu

Ngọc Nga

12 loại rau “đứng đầu bảng” tốt cho sức khỏe, nhiều loại sẵn có ở Việt Nam

Ngọc Nga

Để lại bình luận