Dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng

(CDC Hà Nam)

Bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Cho biết tháng 4-6 và tháng 9-12 hàng năm là thời điểm nhiều nguy cơ lây lan bệnh chân tay miệng. Trường học không thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh môi trường, bệnh sẽ bùng phát rộng.

Những ngày độ ẩm không khí tăng cao đến mức bão hòa sẽ gây tụ hơi nước, nhất là trên sàn, kính, quần áo, đồ dùng, tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc và các loại virus phát triển mạnh. Khi đó, các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng khả năng lây lan nhanh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Trẻ có thói quen ngậm đồ và chơi chung đồ chơi với nhau nên dễ mắc tay chân miệng. Trẻ cũng thường xuyên tiếp xúc gần và chưa có kiến thức phòng ngừa bệnh nên nguy cơ bệnh lây lan nhanh.

Bệnh tay chân miệng thường nhẹ, chỉ gây sốt trong vài ngày với các biểu hiện đặc trưng. Tuy nhiên bác sĩ đã tiếp nhận nhiều trẻ mắc bệnh này gặp biến chứng với những biểu hiện bên ngoài kín đáo khó nhận biết.

Dưới đây là những triệu chứng cảnh báo trẻ bị tay chân miệng biến chứng.

Triệu chứng toàn thân không đặc hiệu

Đây là triệu chứng ban đầu ở trẻ khi mắc bệnh. Khi ấy trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ, không đáp ứng với thuốc hạ sốt và thường kèm theo đau họng, đau miệng, trẻ sẽ trở nên khó chịu, biếng ăn.

Khoảng một hoặc hai ngày sau khi khởi phát sốt, mụn nước sẽ bắt đầu xuất hiện trong miệng, họng, hoặc ở cả hai nơi.

Trẻ bị giật mình vô cớ hai lần trong 30 giây

Phụ huynh cần chú ý quan sát tần suất giật mình vô cớ của trẻ có tăng theo thời gian không. Nếu giật mình vô cớ hơn hai lần trong 30 giây có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Nhiều trường hợp trẻ ở tình trạng nặng sẽ bị giật mình liên tục hoặc giật mình ngay cả lúc ngủ sâu.

Trẻ quấy khóc dai dẳng kéo dài

Trẻ có thể quấy khóc nhiều hoặc quấy khóc cả đêm không ngủ, khoảng 15-20 phút lại thức giấc và quấy khóc không thể dỗ được.

Trẻ bị khó thở, nôn nhiều, khó nuốt, yếu chân tay, đi loạng choạng

Trẻ nổi hồng ban mụn nước ở tay chân, mông, gối, loét miệng, kèm theo một trong các triệu chứng, ói nhiều, thở bất thường, run tay chân, đi loạng choạng, ngồi không vững… là những dấu hiệu phụ huynh phải đưa con đi bệnh viện ngay.

Tổn thương trên da với các nốt ban mụn nước giúp chẩn đoán bệnh dễ dàng nhưng không phải là dấu hiệu tiên lượng rộng của bệnh. Lưu ý những trường hợp tổn thương da kín đáo, khó phát hiện. Trẻ có những triệu chứng nghi ngờ biến chứng cần được bác sĩ khám cẩn thận, nằm viện xử trí kịp thời.

Mậu Ngọ tổng hợp

Bài viết liên quan

Sai lầm khi đi bộ thể dục

Ngọc Nga

Nhiều người nhập viện giữa nắng nóng đỉnh điểm, bác sĩ chỉ cách để luôn khỏe mạnh

Ngọc Nga

Nhận biết theo dõi sức khỏe khi nghi ngờ bị bệnh cúm A

Ngọc Nga