Cứu sống giáo viên người Nhật bị tai nạn và nhồi máu cơ tim
Ngày 5-11, Bệnh viện Việt Đức cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa cứu sống một bệnh nhân người Nhật Bản (65 tuổi, giáo viên giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam) được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng chấn thương ngực kín, gãy xương đòn trái và di lệch nhiều do tai nạn xe máy.
Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức, ngay sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã tiến hành mổ xử lý chấn thương xương đòn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, sau mổ ít giờ, bệnh nhân bất ngờ rơi vào tình trạng huyết áp tụt, đau ngực trái. Qua kết quả chụp chiếu cho thấy, bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, tắc cấp động mạch vành phải, hẹp 80% động mạch mũ, 50% động mạch liên thất trước.
Các bác sĩ nhận định, bệnh nhân có thể dẫn tới tử vong nên ngay lập tức đã được mổ cấp cứu để đặt stent. Đến nay, một ngày sau khi được can thiệp, bệnh nhân đã tỉnh táo, mạch huyết áp ổn định và ngưng sử dụng thuốc trợ tim.
Cùng ngày, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa cứu sống một thanh niên (28 tuổi, ở huyện Lạc Sơn, Hòa Bình) bị thân cây dài 80cm đâm xuyên qua người (đâm từ mạn sườn trái, đi qua ổ bụng và xuyên sang mạn sườn phải) và nhiều chấn thương khác do bị ngã từ trên cây cao 15m xuống. Đến nay, sau 2 tuần điều trị, thanh niên này đã hồi phục và có thể tự ăn uống (Sài Gòn giải phóng, trang 6).
Không có mối liên quan nào giữa bệnh trĩ và ung thư
Trước thông tin về việc bệnh nhân mắc trĩ dễ bị chẩn đoán nhầm thành ung thư đại trực tràng hay bệnh trĩ có thể tiến triển thành ung thư, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng – Bệnh viện Việt Đức khẳng định, không có mối liên quan nào giữa bệnh trĩ và ung thư. Cung cấp thông tin đến báo chí, Bệnh viện Việt Đức cho biết, có đến hơn một nửa dân số nước ta mắc bệnh trĩ, thường bắt đầu sau tuổi 30. Đây là một trong những bệnh phổ biến ở vùng hậu môn. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh trĩ đều chịu đựng một thời gian rất lâu trước khi đi khám…
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Đại trực tràng – Tầng sinh môn, Bệnh viện Việt Đức cho biết, nguyên nhân chính xác gây nên bệnh trĩ hiện nay chưa được xác định rõ. Tuy vậy, các yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh lý này thường gặp là: Bắt đầu ở những người sau tuổi 30, người bị táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy, phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Ngoài ra, tếu tố di truyền cũng là một nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ. Các vấn đề như đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều, chức năng đường ruột kém, thường xuyên phải dùng thuốc nhuận tràng, thụt hậu môn… cũng là những nguy cơ mắc bệnh. Bệnh trĩ nếu không được điều trị lâu ngày sẽ dẫn đến thiếu máu mạn tính, sút cân, giảm thể lực, tắc mạch, chảy máu, hoại tử trĩ…
Trả lời câu hỏi được nhiều người quan tâm về việc bệnh trĩ có thể phát triển thành ung thư không?, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng khẳng định, không có mối liên quan nào giữa bệnh trĩ và ung thư.
“Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh trĩ, đặc biệt là đại tiện máu là dấu hiệu giống với người bệnh ung thư đại trực tràng và một số bệnh đường tiêu hoá khác. Vì vậy khi xuất hiện dấu hiện này người bệnh cần đi khám, cùng đó những bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên nên được tầm soát ung thư đại trực tràng” – PGS Hùng khuyến cáo.
Theo các bác sĩ, nếu bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ có thể chữa khỏi chỉ bằng cách điều chỉnh chế độ ăn nhiều chất xơ như rau, củ, quả và uống nhiều nước (2-3 lít/ ngày), loại bỏ các yếu tố gây tăng áp lực trong trực tràng (không rặn mạnh, không ngồi toilet lâu…). Khi bệnh đã diễn biến phức tạp, người bệnh sẽ được điều trị bệnh trĩ bằng các thủ thuật hoặc phẫu thuật.
Cung cấp thông tin đến báo chí chiều 4-11, Bệnh viện Việt Đức cho biết, có đến hơn một nửa dân số nước ta mắc bệnh trĩ, thường bắt đầu sau tuổi 30. Đây là một trong những bệnh phổ biến ở vùng hậu môn. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh trĩ đều chịu đựng một thời gian rất lâu trước khi đi khám…
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Đại trực tràng – Tầng sinh môn, Bệnh viện Việt Đức cho biết, nguyên nhân chính xác gây nên bệnh trĩ hiện nay chưa được xác định rõ. Tuy vậy, các yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh lý này thường gặp là: Bắt đầu ở những người sau tuổi 30, người bị táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy, phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Ngoài ra, tếu tố di truyền cũng là một nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ. Các vấn đề như đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều, chức năng đường ruột kém, thường xuyên phải dùng thuốc nhuận tràng, thụt hậu môn… cũng là những nguy cơ mắc bệnh. Bệnh trĩ nếu không được điều trị lâu ngày sẽ dẫn đến thiếu máu mạn tính, sút cân, giảm thể lực, tắc mạch, chảy máu, hoại tử trĩ…
Trả lời câu hỏi được nhiều người quan tâm về việc bệnh trĩ có thể phát triển thành ung thư không?, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng khẳng định, không có mối liên quan nào giữa bệnh trĩ và ung thư.
“Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh trĩ, đặc biệt là đại tiện máu là dấu hiệu giống với người bệnh ung thư đại trực tràng và một số bệnh đường tiêu hoá khác. Vì vậy khi xuất hiện dấu hiện này người bệnh cần đi khám, cùng đó những bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên nên được tầm soát ung thư đại trực tràng” – PGS Hùng khuyến cáo.
Theo các bác sĩ, nếu bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ có thể chữa khỏi chỉ bằng cách điều chỉnh chế độ ăn nhiều chất xơ như rau, củ, quả và uống nhiều nước (2-3 lít/ ngày), loại bỏ các yếu tố gây tăng áp lực trong trực tràng (không rặn mạnh, không ngồi toilet lâu…). Khi bệnh đã diễn biến phức tạp, người bệnh sẽ được điều trị bệnh trĩ bằng các thủ thuật hoặc phẫu thuật (An ninh thủ đô, trang 8).
Trộm cắp tại bệnh viện: Ác chi ác dữ!
Không thể tưởng tượng được kẻ trộm ‘ra tay’ với cả một bà cụ đã 80 tuổi đang khăn gói chăm con ở bệnh viện, bạn đọc Báo Thanh Niên phải thốt lên: ‘Tàn nhẫn, vô nhân đạo, ác chi ác dữ…’. Chuyện một cụ bà 80 tuổi đưa con bị tai nạn lên bệnh viện ở TP.HCM chữa trị, nhưng bị bọn trộm dàn cảnh lấy sạch tiền, khiến bạn đọc Báo Thanh Niên phẫn nộ.
Tàn nhẫn quá
Trao đổi với PV Thanh Niên, đại tá Nguyễn Văn Tiến, Trưởng công an Q.5 (TP.HCM), bức xúc về vụ việc cụ bà Nguyễn Thị Khinh (80 tuổi, quê Đồng Nai) bị bọn trộm dàn cảnh lấy cắp 23 triệu đồng vào ngày 27.10. Đại tá Tiến cho biết lực lượng cảnh sát hình sự đang khẩn trương điều tra, truy bắt thủ phạm. Không thể tưởng tượng được kẻ trộm “ra tay” với cả một bà cụ đã 80 tuổi, bạn đọc (BĐ) Tùng Lâm (Bạc Liêu) thốt lên: “Tàn nhẫn, vô nhân đạo, ác chi ác dữ…”. Số tiền 23 triệu đồng ấy, cụ Khinh đã phải vay mượn, thậm chí vay nóng để giắt lưng đến bệnh viện (BV) chăm con.
BĐ Nguyên Vũ (Quảng Nam) phẫn nộ: “Cần tăng án phạt khi xử bọn bất lương này. Không phải 5 năm, 10 năm mà phải xử tù chung thân, không có ngày về, vì cs này không cần đến những kẻ trộm táng tận lương tâm như thế nữa, dù chỉ một giây”. BĐ Tho Tran Kim (TP.HCM) phản ánh: “Ở nhiều BV, có cả kẻ cò mồi trộm cướp trước cổng BV. Thấy người nào vào BV là bọn chúng kè theo giả bộ hỏi han, chỉ dẫn rồi nắm tay lôi kéo để đồng bọn chúng xô đẩy, trộm cắp, móc túi. Rất mong công an tóm hết bọn bất lương này”.
Xót xa với những mảnh đời đã nghèo còn gặp cái eo, BĐ Kenny (TP.HCM) hiến kế: “Đẩy nhanh việc không dùng tiền mặt tại các nơi phức tạp, nhạy cảm”. Đồng tình, BĐ Harley Lưu (TP.HCM) góp ý: “Cho các ngân hàng một không gian riêng tại BV. Các nhân viên ngân hàng giữ giúp tiền cho bệnh nhân, người nhà BN, rồi phát thẻ gửi tiền, lưu lại hình ảnh khuôn mặt. Khi muốn rút tiền, chỉ cần đem thẻ và chính người gửi tiền mới lấy được, giống việc gửi xe bằng thẻ từ. Như vậy sẽ đảm bảo an toàn tài sản cho các cô chú, ông bà dưới quê thật thà lên thành phố đầy rẫy hiểm nguy…”.
BĐ Đinh Trần (TP.HCM) băn khoăn: “Khó lắm, vì ở BV quá đông người, người gửi người rút, hơn nữa tiền gửi không được nhiều, tiền không xoay vòng được lâu, nên chẳng ngân hàng nào quan tâm đâu”.
Giận lây cả bệnh viện
Nhiều BĐ còn giận lây cả BV vì sao lại để xảy ra những cảnh tượng như thế. BĐ Quan Dobuon (Tiền Giang) nêu: “Gặp mình thì mình phạt bảo vệ trước. Kẻ cắp ra vào hằng ngày mà không biết mặt sao? Theo dõi, bắt trộm có khó gì?”. BĐ Đặng Đình Quý (TP.HCM) còn gay gắt hơn: “Có thể khởi kiện BV vì an ninh không tốt để xảy ra tình trạng này được không? Bệnh nhân vào trong khuôn viên BV là khách hàng của BV, nếu bị mất cắp thì BV phải giải quyết”.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trần Cư, Đội trưởng Đội bảo vệ BV Chợ Rẫy, cho biết hầu hết các điểm tại BV này đều có thể theo dõi từ phòng an ninh qua camera, rất dễ phát hiện các đối tượng khả nghi. Tuy nhiên “cái khó là khi bị phát hiện thì họ quăng tang vật xuống đất nên rất khó bắt quả tang, mà không bắt quả tang thì chúng tôi chỉ có thể chụp hình rồi lưu vào biên bản để tiếp tục theo dõi”, ông Cư nói.
Nhiều BĐ thông cảm vì áp lực quá tải ở hầu khắp các BV tại TP.HCM. BĐ Thuận Phát (TP.HCM) nói: “Các BV ở TP nhận điều trị bệnh nhân từ khắp cả nước, chưa kể bệnh nhân bên Campuchia qua nữa…”.
BĐ Trần Khánh (TP.HCM) cũng cho rằng lực lượng bảo vệ của BV “biết luôn mà không dám làm gì bọn này. Chỉ có công an vào cuộc mới xử lý được thôi”. BĐ Thỏ (Hà Nội) cũng đồng ý là “ngành công an nên bố trí người ở các BV. Thứ nhất, để trị băng nhóm móc túi; thứ hai là bảo vệ y, bác sĩ tránh bị côn đồ hành hung” (Thanh niên, trang 9).