Điểm báo ngày 18/6/2019

(CDC Hà Nam)

Bảo mật thông tin phải được chú trọng khi triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử; Trẻ được tiêm chủng vaccine đang giảm; Cảnh báo tỷ lệ trẻ tiêm vaccine “5 trong 1”, viêm gan B thấp ở mức đáng lo ngại; …

Bảo mật thông tin phải được chú trọng khi triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử

Sáng 17-6 tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo toàn quốc về việc đẩy mạnh triển khai hồ sơ sức khoẻ điện tử do Bộ Y tế chủ trì.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế -PGS TS Nguyễn Trường Sơn cho biết,  Bộ Y tế đã có chương trình hành động với việc phê duyệt đề án Ứng dụng CNTT trong Trạm y tế phường/xã (giai đoạn 2018-2020) theo QĐ 6111/QĐ-BYT ngày 29-12-2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trong đó, các cơ sở khám chữa bệnh sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử thay cho sổ khám bệnh trước đây. Mỗi người bệnh được cấp một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử tại một cơ sở khám, chữa bệnh. Hồ sơ bệnh án điện tử ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin như hồ sơ bệnh án giấy; có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông tin được nhập vào hồ sơ bệnh án điện tử; tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân theo quy định.

Theo đó, hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử cá nhân là cơ sở dữ liệu về sức khỏe rất lớn, sẽ giúp ngành Y tế có các chỉ đạo kịp thời về phòng chống dịch bệnh, dự báo, cũng như những hoạch định chính sách về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân tốt hơn vì có những bằng chứng thực tiễn, có cơ sở khoa học hơn.

Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề đặt ra mà dư luận rất quan tâm đó là việc bảo mật thông tin cá nhân khi đề án hồ sơ điện tử sức khoẻ được triển khai, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin( CNTT) Bộ Y tế Trần Quý Tường khẳng định, khi triển khai hồ sơ sức khoẻ điện tử, nhất là việc khai thác dữ liệu yêu cầu cần được đặt ra, đó là các đơn vị phải quan tâm, chú ý tới vấn đề bảo mật thông tin cá nhân bệnh nhân theo qui định.

Việc lưu giữ, khai thác thông tin tuân thủ theo đúng qui định của Luật An ninh mạng. Trước hết, khi muốn khai thác dữ liệu, thông tin liên quan tới mỗi cá nhân thì phải được sự đồng ý của chính bệnh nhân. Tức là phải có thoả thuận, đảm bảo bí mật thông tin về cá nhân bệnh nhân; cần có qui chế cam kết phối hợp của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này.

Theo Cục trưởng Trần Quý Tường, một khó khăn hiện nay cũng cần đặt ra khi triển khai, đó là do các cơ sở y tế còn chưa phát triển đồng đều về tiềm lực, máy móc, thiết bị, con người phục vụ đáp ứng yêu cầu cho việc điều hành khi đề án đi vào hoạt động. Hiện nay hoạt động hồ sơ điện tử trong ngành còn tồn tại tình trạng thuê, đặt nhờ máy chủ các Doanh nghiệp. “Cần xác định, đây là một vấn đề hoàn toàn mới nên việc triển khai chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn, vướng mắc. Cái khó nữa là cơ chế chính sách chưa đồng bộ và chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, Hồ sơ sức khỏe được kết nối liên thông  giúp mỗi người dân biết và tự quản lý thông tin sức khỏe liên tục, suốt đời của mình. Hơn nữa, khi thông tin về sức khỏe của người bệnh được thông suốt giữa các tuyến sẽ hỗ trợ hiệu quả trong việc chẩn đoán và khi bệnh nhân đến cơ sở y tế, bác sĩ chỉ cần bấm máy tính là sẽ hiện ra đầy đủ thông tin về hiện trạng sức khỏe của người đó. Giúp ích rất nhiều cho chẩn đoán và điều trị. Do vậy, đây là đề án xác định sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng chúng ta cũng phải làm”. Ông Trần Quý Tường nhấn mạnh. (Công an nhân dân, trang 2).

 

Trẻ được tiêm chủng vaccine đang giảm

Ngày 17-6, thông tin từ Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, từ đầu năm 2019 đến nay, tỷ lệ trẻ được tiêm chủng vaccine “5 trong 1” (ngừa các bệnh truyền nhiễm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn HiB và viêm gan B) trong chương trình thấp hơn so với mong muốn.

Theo PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, yêu cầu đặt ra tỷ lệ cần đạt được là từ 95% các trẻ trong độ tuổi tiêm chủng được tiêm vaccine “5 trong 1” tương đương mỗi tháng cần đạt 8% nhưng hiện tại tỷ lệ tiêm đạt 4%-7%/tháng, tùy địa phương. “Với tiến độ tiêm như hiện nay, tỷ lệ tiêm vaccine “5 trong 1” cả năm 2019 ước chỉ đạt 80%. Do đó các địa phương cần tăng cường tiêm bù cho những trẻ chưa được tiêm vaccine, để đạt tỷ lệ 95% như đề ra” – bà Hồng nói.

Nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ tiêm vaccine “5 trong 1” thấp là do nhiều gia đình lo ngại phản ứng sau tiêm chủng và một phần do thiếu hụt nguồn cung ứng vaccine ComBE Five trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, từ cuối tháng 5 vừa qua, Việt Nam đã đưa thêm một loại vaccine “5 trong 1” mới có tên DPT-VGB-Hib (SII) do Viện Huyết thanh Ấn độ cung cấp vào tiêm chủng mở rộng tại 6 địa phương (Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thừa Thiên – Huế, Bến Tre và Kon Tum) nên hiện tình trạng thiếu vaccine đã được khắc phục. Đến thời điểm này, có 14.000 trẻ được tiêm vaccine SII, các mũi tiêm đều an toàn, chỉ ghi nhận các ca phản ứng nhẹ.

Cùng với tỷ lệ tiêm chủng vaccine “5 trong 1” đang thấp, còn khá nhiều trẻ trong cộng đồng chưa được tiêm vaccine phòng sởi, trong khi dịch sởi vẫn đang diễn biến khá phức tạp. Tương tự bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản cũng đang gia tăng nhưng hầu hết ca mắc đều chưa tiêm đầy đủ vaccine. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ tiêm vaccine phòng viêm gan B sơ sinh cũng còn rất thấp, chỉ đạt 14% từ đầu năm tới nay và ước đạt hơn 70% cả năm 2019. (Sài Gòn giải phóng, trang 7).

 

Cảnh báo tỷ lệ trẻ tiêm vaccine “5 trong 1”, viêm gan B thấp ở mức đáng lo ngại

Nếu không nâng được tỷ lệ trẻ đi tiêm chủng so với những tháng vừa qua thì dự kiến hết năm nay, tỷ lệ trẻ trên cả nước tiêm vaccine “5 trong 1” chỉ đạt khoảng 80%, tỷ lệ trẻ tiêm vaccine viêm gan B (VGB) chỉ đạt khoảng 70%…

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, tỷ lệ trẻ tiêm chủng vaccine “5 trong 1” trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia thấp hơn so với mong muốn.

Cụ thể, tỷ lệ cần đạt được là từ 95% các trẻ trong độ tuổi tiêm chủng được tiêm vaccine “5 trong 1”, tương đương mỗi tháng cần đạt 8%, trong khi hiện tại tỷ lệ tiêm chỉ đạt 4-7%/tháng (tùy địa phương).

“Với tiến độ tiêm như hiện nay thì tỷ lệ tiêm vắc này trong cả năm 2019 ước chỉ đạt 80%, do đó các địa phương đang cố gắng tiêm bù cho các bé, để đạt tỷ lệ 95% như đề ra” – bà Hồng cho biết.

Về nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ tiêm vaccine “5 trong 1” thấp, theo bà Hồng, một phần do nhiều gia đình lo ngại phản ứng sau tiêm chủng, một phần do thiếu hụt vaccine cung ứng vaccine ComBE Five trong những tháng đầu năm.

Tuy nhiên, từ cuối tháng 5 vừa qua, Việt Nam đã đưa thêm một loại vaccine “5 trong 1” mới có tên DPT-VGB-Hib (SII) do Viện huyết thanh Ấn độ cung cấp vào tiêm chủng mở rộng tại 6 tỉnh/ thành (Hưng yên, Hà Nam, Nam định, Huế, Bến tre và Kon Tum) nên hiện tình trạng thiếu vaccine đã được khắc phục.

Đến thời điểm này, đã có 14.000 trẻ được tiêm vaccine SII. Các mũi tiêm đều an toàn, chỉ ghi nhận các ca phản ứng nhẹ.

Ngoài vaccine 5 trong 1, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cũng lưu ý, còn khá nhiều trẻ trong cộng đồng chưa được tiêm vaccine phòng sởi, trong khi dịch sởi vẫn đang diễn biến khá phức tạp. Tương tự, bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản cũng đang gia tăng, hầu hết ca mắc đều chưa tiêm đầy đủ vaccine.

Đặc biệt, tỷ lệ trẻ tiêm vaccine phòng viêm gan B sơ sinh cũng còn rất thấp, chưa đạt tỷ lệ tiêm như mong muốn. Theo bà Hồng, tỷ lệ tiêm vaccine viêm gan B sơ sinh hiện mới đạt 14% trong 4 tháng, ước đạt hơn 70% cả năm 2019. Nguyên nhân thấp do nhiều mẹ cho rằng mẹ không mắc thì con không cần tiêm. Đây là quan niệm hết sức sai lầm. (An ninh thủ đô, trang 8)

 

Có sự nhầm lẫn trong điều trị người bệnh

Ngày 17-6, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) xác nhận có việc nhầm lẫn khi điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Đức Thịnh (30 tuổi, Cà Mau) bị chấn thương cột sống do bị ngã, được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng các bác sĩ lại thực hiện khoan xuyên đinh vào đầu trên xương chày (là phương pháp thường xuyên thực hiện, tạo chỗ bám để kéo tạ trong trường hợp bệnh nhân gãy xương đùi) đối với bệnh nhân này… (Nhân dân, trang 5)

T5g.org.vn

Bài viết liên quan

Thông tin văn bản luật tháng 6

CDC Hà Nam

Điểm báo ngày 15/4/2021

CDC Hà Nam

COVID-19, Cập nhật lúc 08h00 ngày 13-2-2020

Ngọc Nga

Để lại bình luận