Dự phòng tầm soát ung thư cổ tử cung

(CDC Hà Nam)

Theo Tổ chức Y tế thế giới, ung thư cổ tử cung (UTCTC) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho phụ nữ, thường gặp từ độ tuổi 30 trở lên, đứng hàng thứ hai trong các ung thư sinh dục ở nữ giới về tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong.

Vậy Ung thư cổ tử cung là gì? Ung thư cổ tử cung là bệnh ác tính liên quan đến sự tăng sinh bất thường của các tế bào ở cổ tử cung.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung: Do Virus HPV được coi là nguyên nhân tiên phát.

Các yếu tố nguy cơ như:

Quan hệ tình dục sớm;

Quan hệ tình dục với nhiều người;

Sinh nhiều con;

Vệ sinh sinh dục không đúng cách;

Viêm cổ tử cung mạn tính, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục;

Điều kiện dinh dưỡng, kinh tế xã hội thấp;

Hút thuốc lá, đái tháo đường, sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết kéo dài mà không được kiểm tra định kỳ hàng năm (> 10 năm), suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV)…;

+ Tuổi tác: Phụ nữ trên 30 tuổi có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn, tuy nhiên độ tuổi người mắc bệnh ung thư ngày càng trẻ hóa.

  Dấu hiệu ung thư cổ tử cung: hiếm khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng rõ rệt mà hầu như mầm bệnh sẽ tiến triển trong âm thầm, đến khi bộc lộ ra dấu hiệu thì cũng là lúc bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn, lúc này việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn. Khả năng sống của người bệnh phụ thuộc vào thời điểm phát hiện và phương pháp điều trị.

Ung thư cổ tử cung tuy nguy hiểm nhưng có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó phụ nữ từ 21- 65 tuổi cần chủ động đi khám phụ khoa định kỳ mỗi năm/1 lần, để phát hiện sớm những biểu hiện bất thường, được can thiệp, điều trị sớm các thương tổn tiền ung thư mang lại kết quả điều trị cao.

                                                   Ngọc Nga (tổng hợp)

Bài viết liên quan

Tư thế ngủ nào là tốt nhất để có giấc ngủ và sức khỏe tốt hơn

Ngọc Nga

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu Vitamin D trầm trọng

CDC Hà Nam

Những lợi ích sức khỏe bất ngờ khi uống nước mía trong mùa hè nóng bức

Ngọc Nga