Nhóm thực phẩm cần thiết cho bữa ăn dinh dưỡng

(CDC Hà Nam)

Thực phẩm giàu protein: Thịt, cá, trứng, sữa và các chế phầm từ sữa hay các loại đậu, ngũ cốc là nguồn cung cấp đạm tuyệt vời cho trẻ. Trẻ cần ăn một ngày 2 bữa đầy đủ đạm.

Thực phẩm chứa chất béo có lợi: Chất béo rất cần thiết cho một chế độ dinh dưỡng hợp lý của trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ cần được  cung cấp chất béo cần thiết  cho quá trình tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ. Do đó, trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ không thể nào thiếu dầu, thịt, bơ, sữa, phomai…

Thực phẩm tinh bột: Nguồn cung cấp tinh bột chủ yếu hàng ngày cho trẻ là  cơm, cháo. Để tránh  tình trạng trẻ nhàm chán, biếng ăn, bạn có thể thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm, làm đa dạng hơn thực đơn hàng ngày của trẻ.

Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa là nguồn thực phẩm rất quen thuộc và dường như không thể thiếu với trẻ nhỏ. Sữa giàu canxi, vitamin và khoáng chất có lợi cho trí não của trẻ. 2 ly sữa mỗi ngày là đủ cho trẻ ở độ tuổi mầm non. Chúng ta cần xem rõ nhãn mác, nguồn gốc và thành phần của sản phẩm.

 Hoa quả và rau xanh: Hoa quả và rau xanh  chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, hỗ trợ phòng ngừa táo bón. Ngoài ra, các vitamin có trong hoa quả còn giúp trẻ ngăn ngừa một số bệnh. Ví dụ: vitamin C có trong cam, quýt, ổi giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, tránh xa các bệnh cảm, cúm thông thường; vitamin A có trong cà rốt, cà chua giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt…

Theo các chuyên gia, ở độ tuổi mầm non trẻ có thể uống 6 ly nước mỗi ngày. Đặc biệt đối với những trẻ hiếu động, chơi đùa nhiều thì cần bổ sung nhiều nước tránh tình trạng mất nước.

Các bậc phụ huynh cho trẻ bữa ăn đầy đủ các chất để đảm bảo sức khỏe, giấc ngủ, hoạt động vui chơi cho trẻ theo chế độ sinh hoạt quy định cho từng độ tuổi đúng giờ giấc. Để tránh tình trạng đảo lộn nếp sinh hoạt gây khó khăn cho trẻ và giáo viên khi trở lại trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Bên cạnh đó, gia đình có thể hướng dẫn trẻ thực hiện theo thời gian hoạt động 10h10-11h00; Vệ sinh, ăn bữa chính; 11h00-14h00 ngủ trưa, vệ sinh; 14h00-14h30 ăn bữa phụ.

Hy vọng bài viết trên giúp các bậc phụ huynh phần nào chăm sóc tốt hơn đến dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ nhỏ giúp cho trẻ phát triển hài hòa.

Mậu Ngọ (tổng hợp)

 

Bài viết liên quan

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật: Triển khai công tác giám sát rà soát số liệu HIV/AIDS/TV năm 2020

Ngọc Nga

Xét nghiệm – Chiến lược ngăn ngừa Covid-19 trong các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam

Mậu Ngọ

63 mẫu xét nghiệm thực hiện ngày 22/02/2021 đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

Ngọc Nga