Những điều cha mẹ cần làm để trẻ khỏe mạnh, hứng khởi bước vào năm học mới

(CDC Hà Nam)

Năm học mới đã tới nhưng nhiều mẹ lo lắng bởi thời điểm này, các bệnh truyền nhiễm: cúm A, COVID-19, sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp. Vậy làm sao để trẻ đi học khỏe mạnh và hào hứng khi đi học?

 Chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để trẻ hứng khởi bước vào năm học mới

Hiện tại, các gia đình đã chuẩn bị sẵn sàng sách vở, đồ dùng học tập, trang phục… để con bước vào năm học mới. Tuy nhiên, với nhiều trẻ em mầm non, sự khởi đầu không hề dễ dàng.

Một khi con vui vẻ, thoải mái khi đi học thì trẻ sẽ thoải mái hơn về tinh thần, ít bị ốm hơn so với những trẻ cứ đến lớp là lo lắng và khóc liên tục.

Phụ huynh cũng nên chủ động yêu cầu cô giáo tuyệt đối không ép con ăn, để con tự do ăn theo sức. Như vậy, con sẽ không có áp lực khi ăn uống và không sợ tới lớp.

Chuẩn bị sẵn sàng sức khỏe cho trẻ

Thời gian gần đây, tỷ lệ trẻ mắc các bệnh lý truyền nhiễm gia tăng và có diễn biến phức tạp hơn trước khiến nhiều cha mẹ lo lắng trước thềm năm học mới. Chuẩn bị cho trẻ sức khỏe tốt, chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng như tấm lá chắn bảo vệ, tăng sức đề kháng cho trẻ khi năm học mới. Nếu không đảm bảo dinh dưỡng, thiếu chất, trẻ bị suy giảm đề kháng, trẻ dễ mắc bệnh, mệt mỏi, thiếu tập trung, ảnh hưởng lớn đến học tập. Theo đó, để con có sức khỏe tốt cần đảm bảo đầy đủ các bữa trong ngày với: đủ chất đạm, đường để duy trì năng lượng; đủ các vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng, tăng tập trung và tư duy cho trẻ. Đặc biệt sắt và kẽm có vai trò rất quan trọng với hệ miễn dịch.

Sắt tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch Lympho T – giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Bởi vậy, khi cơ thể trẻ bị thiếu sắt thì điều hiển nhiên xảy ra là hệ miễn dịch sẽ suy giảm.

Kẽm cũng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch vì kẽm vừa là thành phần, vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch (miễn dịch tế bào, miễn dịch thích ứng), từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Các thực phẩm như thịt bò, trứng, hàu, sò, ghẹ và một số loại rau lá xanh… giàu kẽm và sắt, gia đình nên tích cực bổ sung cho trẻ. Tuy nhiên, chế độ ăn hằng ngày không thể đáp ứng được nhu cầu kẽm và sắt cho trẻ. Tỷ lệ hấp thu kẽm và sắt từ thức ăn thấp, chưa kể việc kẽm và sắt bị phá hủy, hao hụt trong quá trình chế biến.

Không ít phụ huynh lầm tưởng cho trẻ ăn các thực phẩm giàu sắt và kẽm thì cơ thể sẽ hấp thụ được hết. Thế nhưng, điều này hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm chỉ từ 5-15%, kẽm từ 10-30%.

Việc thiếu vi chất dinh dưỡng, nhất là thiếu sắt và kẽm dễ làm trẻ suy giảm hệ miễn dịch. Đây là hàng rào bảo vệ cơ thể khi lỏng lẻo sẽ tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn hoành hành, gây bệnh. Thiếu kẽm khiến trẻ có nguy cơ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, thấp còi và nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, các bệnh do virus tăng cao hơn.

Kẽm và sắt rất khó hấp thu nên khi lựa chọn các sản phẩm, nên chọn loại có thành phần hữu cơ sẽ dễ hấp thu. Đặc biệt trong sản phẩm nên có đủ cả kẽm và sắt theo tỷ lệ ngang bằng nhau 1:1, hoặc kẽm thấp hơn sắt một chút sẽ đảm bảo hấp thu.

Do đó, để chuẩn bị một “hành trang” sức khỏe vững vàng cho con quay trở lại trường đón năm học mới hiệu quả cha mẹ cần chú ý chế độ ăn uống hàng ngày, cùng với đó cần tăng cường miễn dịch chủ động và tự nhiên bằng việc bổ sung vi chất dinh dưỡng Kẽm và sắt đủ nhu cầu hàng ngày cho trẻ.

Mậu Ngọ (tổng hợp)

 

 

Bài viết liên quan

Chăm sóc sức khỏe sinh sản – Kế hoạch hóa gia đình

Ngọc Nga

DỊCH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG VI RÚT MỚI CORONA (nCoV) CHƯA XUẤT HIỆN TẠI HÀ NAM

Mậu Ngọ

Làm thế nào để biết mình dị ứng vaccine Covid-19?

Ngọc Nga