Phòng ngừa bệnh viêm màng não ở trẻ em

(CDC Hà Nam)

Màng não có cấu tạo gồm 3 lớp: màng cứng, màng nhện và màng mềm với chức năng bảo vệ hệ thần kinh trung ương.

Viêm màng não là tình trạng sưng, viêm màng não, màng bao phủ não và tủy sống khi tác nhân gây bệnh tấn công vào lớp màng não. Viêm màng não có thể xảy ra ở có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em bởi nhiều nguyên nhân khác nhau gồm: vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm và một số bệnh lý không nhiễm trùng.

Viêm màng não ở trẻ em có thể được nhận biết qua một số dấu hiệu cảnh báo, chẳng hạn: Sốt và thường là sốt cao, có thể tới 39 độ C; Biếng ăn, giảm bú và xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn nôn, tiêu chảy; Đầu và các cơ khớp toàn thân đau nhức; Tai ù; Kích ứng hoặc nổi mẩn ở da; Gáy cứng; Sợ ánh sáng… Có thể nói, các dấu hiệu của bệnh có thể dễ khiến nhầm lẫn với nhiều bệnh liên quan tới sự viêm nhiễm thông thường về đường hô hấp hoặc sốt vi rút Đồng thời, với đối tượng mắc là trẻ nhỏ, chưa biết nói hoặc chưa thể diễn tả về tình trạng sức khỏe thực tế, điều này khiến cho việc nhận biết càng khó khăn hơn. Chính vì thế, nếu thấy con xuất hiện tình trạng mệt mỏi, quấy khóc, lờ đờ, bú kém,… hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác, cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán.

Để phòng ngừa bệnh viêm màng não cho trẻ, bố mẹ và người chăm sóc trẻ có thể thực hiện các biện pháp sau: Thường xuyên giúp trẻ và rèn luyện cho trẻ thói quen rửa tay đúng cách, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, với xà phòng khử khuẩn; Cho trẻ nghỉ ngơi đủ giấc; Vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên; Không cho trẻ dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác; Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên; Thực hiện chế độ dinh dưỡng đủ chất, bảo đảm vệ sinh; Đối với người mang thai, tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn, chưa qua tiệt trùng; Cha mẹ cần vệ sinh nhà cửa, môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát; Cho trẻ ngủ trong màn, tránh để muỗi đốt; Tiêm vắc xin cho trẻ đầy đủ và đúng lịch.

Viêm màng não ở trẻ em là một bệnh lý nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị sớm để ngăn chặn sự xuất hiện các biến chứng. Do đó, bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần chủ động phòng ngừa bệnh và cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và hỗ trợ điều trị khi trẻ có biểu hiện mắc bệnh.

Phan Hạnh (tổng hợp)

 

 

Bài viết liên quan

Vệ sinh khử khuẩn phòng tránh lây nhiễm SARS–CoV-2, khi nhà là nơi… “chạm” an toàn

Ngọc Nga

Chăm sóc trẻ khi thời tiết nắng nóng, chớ bỏ qua những điều này

CDC Hà Nam

Viêm gan C nguy hiểm thế nào?

Ngọc Nga