Rửa tay đúng cách: Liều “vắc-xin” mạnh nhất chống lại bệnh tật

(CDC Hà Nam)
Tạo thói quen rửa tay đúng cách chính là bước phòng bệnh đơn giản, tiết kiệm nhưng vô cùng hiệu quả.

Rửa tay – bước phòng bệnh đơn giản luôn được khuyến cáo

Việc các bệnh truyền nhiễm như Covid-19, Bạch Hầu, Tay-Chân-Miệng… bất ngờ quay lại thời gian vừa qua chính là lời nhắc nhở mạnh mẽ cho khuyến cáo từ Bộ Y tế về việc mọi người không nên buông lỏng các biện pháp phòng, chống dịch dù đang trong giai đoạn bình thường. Trong đó, thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước sạch là biện pháp phòng bệnh đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu luôn được các chuyên gia khuyến cáo thực hiện.

Có thể bạn chưa biết, trên bàn tay của một người vốn dĩ đã chứa đến 4,6 triệu mầm bệnh, cộng thêm việc thường xuyên va chạm, tiếp xúc với các đồ vật và mọi người xung quanh trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, dẫn đến tích lũy nhiều hơn vi khuẩn trên tay.  Nếu không được làm sạch đúng cách, đôi tay sẽ vô tình trở thành “vật trung gian” truyền bệnh cho những người xung quanh và gây bệnh cho chính ta thông qua các hành động bắt tay hoặc chạm tay vào mắt, mũi, miệng. May mắn thay, phần lớn vi khuẩn gây bệnh đều có thể được loại bỏ bằng việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.

Rửa tay đúng cách: Liều “vắc-xin” mạnh nhất chống lại bệnh tật - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Theo khuyến cáo từ BS. Lương Trung Thành, rửa tay đúng cách bằng xà phòng đạt chuẩn, đảm bảo không hại da chính là biện pháp có thể bảo vệ bạn hiệu quả khỏi vi khuẩn gây bệnh

BS Lương Trung Thành – Phụ trách phòng khám Bác sĩ Gia Đình – Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Nhiều ý kiến cho rằng chỉ cần đeo khẩu trang phòng bệnh là đủ, việc rửa tay là không cần thiết. Điều này là không đúng vì quy tắc trước khi đeo khẩu trang là tay phải được làm sạch bằng xà phòng hoặc gel rửa tay có từ 60 độ cồn trở lên để đảm bảo là vi khuẩn gây bệnh sẽ không từ tay bám lên khẩu trang và tiếp xúc với mặt. Song song đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo người dân rửa tay thường xuyên với nước rửa tay, xà phòng sạch khuẩn… có thể giảm được đến 44% sự lây truyền các bệnh hô hấp.”

2 lưu ý quan trọng để có bàn tay sạch khuẩn

1. Tuân thủ 6 bước rửa tay theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Rửa tay với xà phòng và nước sạch quan trọng là thế, tuy nhiên nếu không tuân thủ quy trình rửa tay 6 bước trong tối thiểu 30 giây – khoảng thời gian cần thiết để làm sạch, rửa trôi và loại bỏ mầm bệnh trên tay – thì hiệu quả phòng bệnh vẫn sẽ không được bảo đảm.

Bước 1: Làm ướt tay bằng nước sạch và xà phòng vào lòng bàn tay. Chà hai lòng bàn tay vào nhau.

Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.

Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.

Bước 5: Xoay ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.

Bước 6: Xoay các đầu ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Làm sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và lau khô.

2. Chọn đúng xà phòng diệt khuẩn

Để đạt khả năng diệt vi khuẩn gây bệnh hiệu quả trên cả bàn tay, cũng như đảm bảo an toàn cho da, sản phẩm nước rửa tay không chỉ cần có khả năng diệt khuẩn tốt mà còn cần chứa thành phần lành tính cũng như không nặng mùi hương liệu.

Đáp ứng tất cả tiêu chí trên, Nước rửa tay Aiken với khả năng diệt khuẩn lên đến 99.9% sẽ mang đến sự bảo vệ vượt trội cho cả gia đình. Đặc biệt, sản phẩm còn ghi điểm nhờ thành phần lành tính không chứa paraben, có độ pH cân bằng kết hợp cùng hương thơm nhẹ và tự nhiên tạo cho người dùng cảm giác dễ chịu mỗi lần sử dụng. Thiết kế đa dạng về dung tích cũng là một điểm cộng nổi bật của sản phẩm khi đáp ứng tốt các nhu cầu khác nhau của người dùng.

Trong thời điểm các bệnh truyền nhiễm có thể bùng phát bất cứ lúc nào, việc chủ động phòng chống bệnh trở nên vô cùng quan trọng. Trong đó, thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước sạch là biện pháp phòng bệnh đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu.

Theo dantri.com.vn

Bài viết liên quan

Sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng, Bộ Y tế chỉ cách phòng bệnh hiệu quả

Ngọc Nga

Ít vận động và nhịn tiểu là “sát thủ” của tuyến tiền liệt

Ngọc Nga

Sơ cứu đúng bệnh nhân co giật do động kinh

Ngọc Nga

Để lại bình luận