Sai lầm hàng nghìn người vẫn mắc khi chăm sóc, điều trị bệnh thủy đậu

(CDC Hà Nam)

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh thủy đậu nhưng phổ biến hơn ở trẻ em, có nhiều người bị biến chứng thủy đậu từ những sai lầm trong chăm sóc, điều trị.

Theo các bác sĩ, có rất nhiều quan niệm sai lầm khi chăm sóc người bị bệnh thủy đậu khiến bệnh càng nặng hơn.

Những bệnh lây truyền qua đường hô hấp chủ yếu lây qua tiếp xúc gần và hít phải giọt bắn từ mang người bệnh, mầm bệnh xâm nhập vào. Hoặc bàn tay tiếp xúc với các giọt bắn bám trên bề mặt đồ vật rồi vô tình đưa lên miệng gây nhiễm bệnh… Thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ là một bệnh truyền nhiễm cũng lây truyền qua đường hô hấp do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra.

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh thủy đậu nhưng phổ biến hơn ở trẻ em. Đã có trường hợp bị biến chứng thủy đậu từ những sai lầm trong chăm sóc, điều trị.

Người bị thủy đậu không được tắm rửa, gội đầu

Nhiều quan niệm dân gian cho rằng, người bị thủy đậu không được tắm rửa, gội đầu, tắm bằng nước lá… Việc kiêng mà mọi người hay làm là không đúng. Tuy nhiên, khi bị thủy đậu để nhiễm lạnh thì dễ bị biến chứng viêm phổi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp khác do kết hợp thêm vào. Vì thế, cần chú ý chăm sóc người bệnh ăn uống đầy đủ, đủ chất.

Cần vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng ở chỗ tổn thương, đặc biệt là vệ sinh đường hô cấp, tránh thay đổi đột ngột thời tiết từ nóng sang lạnh… nhằm hạn chế bội nhiễm vi khuẩn khác.

Bôi thuốc không rõ nguồn gốc

Bôi các thuốc không rõ nguồn gốc, sử dụng mẹo dân gian và các loại thuốc kháng sinh mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc gây tác dụng phụ khi cho trẻ uống thuốc không đúng liều lượng hoặc không đúng loại.

Bệnh lành tính nên chủ quan

Mặc dù được đánh giá là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không theo dõi và chăm sóc kỹ, biến chứng của bệnh rất nặng nề, gây viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan…

Gãi các nốt phỏng

Bệnh nhân tránh gãi làm vỡ các nốt phỏng vì dễ gây bội nhiễm và để lại sẹo.

Một số trường hợp sau khi mắc thủy đậu để tạo thành sẹo do các nốt thủy đậu khi vỡ ra dễ nhiễm bẩn. Thủy đậu khi có ban, nổi phỏng trên da thường rất nông. Nếu không bị bội nhiễm các vi khuẩn khác, tổn thương nhanh chóng liền lại, không để lại sẹo. Còn trong trường hợp mà các vết phỏng bị vỡ sớm, phần da dưới chưa được liền mà bị nhiễm trùng thêm như rửa nước bẩn, bụi, trong nhà không được sạch sẽ… sẽ dễ nhiễm khuẩn ngoài da và gây nên tổn thương sâu hơn làm thành sẹo. Do đó cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh vi khuẩn tích tụ trên da gây nên nhiễm trùng da. Người bệnh nên dùng nước ấm để tắm gội, tránh nhiễm lạnh.

Do đó, người mắc bệnh thủy đậu không được gãi, chà xát làm vỡ các nốt ban vì sẽ khiến cho các nốt ban lan rộng, mọc ở nhiều nơi và dễ để lại sẹo hơn; Không nên ở trong phòng bí bách. Nếu trời nóng nên bật quạt để tránh ra mồ hôi làm da ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên người bệnh không được ra nơi có gió mạnh hoặc gió mùa vì dễ bị cảm.

Để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan. Những trường hợp mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7-10 ngày từ khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.

Thanh Huyền (tổng hợp)

Bài viết liên quan

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà

Ngọc Nga

Nguy hiểm khi người bệnh đái tháo đường ăn kiêng quá mức

CDC Hà Nam

Quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế được đặt lên hàng đầu

Ngọc Nga