Trào ngược tái phát quanh năm, ung thư ập tới vì chuỗi 3 tư duy cực quen thuộc này

(CDC Hà Nam)

Sự thật là bạn đã phải sống chung với trào ngược quá lâu. 1 năm, 2 năm… thậm chí gần hết cuộc đời nhưng bệnh vẫn tái phát định kỳ. Đáng sợ hơn là lời cảnh báo về nguy cơ ung thư cận kề mà bạn chưa biết làm sao thoát bệnh. Vậy vấn đề nằm ở đâu? Có phải bạn đã vô tình mắc phải chuỗi tư duy sai lầm cực quen thuộc này?

Nhắc tới trào ngược dạ dày là hàng loạt các triệu chứng khó chịu đeo bám bạn như đầy trướng bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát cổ họng, ghê cổ, buồn nôn, nuốt nghẹn… Không chỉ ảnh hưởng tới ăn uống, bệnh còn khiến bạn phải nếm trải cảm giác đau tức ở thượng vị, khó thở rồi ho, viêm họng, viêm thanh quản… Chất lượng cuộc sống suy giảm nhanh chóng, tỷ lệ thuận với tần suất tái phát và mức độ nặng của bệnh.

Trào ngược dạ dày dễ mắc nhưng lại thật khó trị dứt điểm. Chỉ cần thưởng thức một vài món ăn nhanh, uống một tách cà phê hay một đêm thức khuya, căng thẳng chút… là trào ngược tái phát. Hơn nữa, mặc dù đã áp dụng đủ cách nhưng bệnh cũng chỉ đỡ một thời gian, dừng thuốc là lại như xưa. Đây là thực tế được ghi nhận ở rất nhiều người bệnh hiện nay.

Vậy nguyên nhân nào khiến trào ngược dễ tái phát như thế? Hãy cùng nhìn lại chuỗi sai lầm phổ biến mà người bệnh thường mắc phải trong quá trình chiến đấu với trào ngược!

Chuỗi tư duy phổ biến khiến hành trình thoát trào ngược cứ mãi “đồ thị hình sin”

  1. Trị trào ngược “thiếu cân bằng”

Đối với trào ngược dạ dày, chế độ ăn uống và sinh hoạt có vai trò vô cùng quan trọng, mang tính quyết định tới nguy cơ tái phát của bệnh. Đặc biệt, có một yếu tố mà bạn cần chú ý là tính cân bằng.

Vì lo lắng bệnh tái phát mà nhiều người sẵn sàng ép mình vào khuôn khổ khắc nghiệt: Ăn quá ít, thậm chí bỏ ăn. Ai bảo cái gì không tốt là loại bỏ hoàn toàn khỏi thực đơn. Cuối cùng, cơ thể không được cung cấp những dưỡng chất cần thiết, sức khỏe suy kiệt, triệu chứng trào ngược nặng hơn…

Đừng quá “dễ dãi” nhưng cũng không quá khắc nghiệt trong chế độ ăn uống, sinh hoạt! Hãy nhớ những nguyên tắc ăn uống (hạn chế đồ cay nóng, thực phẩm chiên rán, chất kích thích…) nhưng cần cung cấp đủ chất cho cơ thể, không thức khuya, tránh căng thẳng thần kinh và tuân thủ bạn nhé! Sự thiếu cân bằng sẽ khiến quá trình trị trào ngược trở thành một vòng luẩn quẩn không lối thoát.

  1. Trị trào ngược theo “hệ cảm giác”

Thử nhớ lại xem đã bao nhiêu lần bạn cảm thấy bệnh đỡ, sắp hết rồi lại hụt hẫng khi thấy trào ngược tái phát chỉ sau vài hôm.

Đơn giản chỉ vì bạn đang chiến đấu với trào ngược một cách tùy ý. Lúc nào bệnh “SOS” quá thì hạ quyết tâm kiêng khem, dùng thuốc, tuân thủ theo phác đồ. Nhưng khi thấy triệu chứng giảm nhanh, cảm thấy bệnh đỡ thì bạn nghĩ mình không cần tiếp tục nữa. Đây thực sự là một tư duy rất cảm tính!

Bởi cảm giác đỡ chỉ đơn giản là triệu chứng giảm đi, chứ không có nghĩa là bệnh đã hết. Và trong trị bệnh, bạn cần tuân thủ đúng phác đồ, đủ thời gian cần thiết. Không tự ý bỏ thuốc, giảm liều. Sai lầm trong tư duy “hệ cảm giác” này sẽ dẫn tới các hậu quả như nhờn thuốc, bệnh có xu hướng nặng dần theo thời gian.

  1. Trị trào ngược theo “cắt ngọn, quên gốc”

Sai lầm thứ ba này dành cho những người đã mòn mỏi chữa trào ngược bao năm, dùng đủ cách, tuân thủ đúng đủ liệu trình nhưng bệnh vẫn tái phát thường xuyên.

Hãy cùng dừng lại 1 phút để suy nghĩ để nhận ra chân lý đơn giản này! Bệnh còn tái phát chính là minh chứng rõ ràng cho thấy căn nguyên của trào ngược vẫn chưa được xử lý. Và các biện pháp đã áp dụng chỉ giúp bạn giảm triệu chứng tức là cắt ngọn mà chưa tác động tới gốc của vấn đề.

Có thể những triệu chứng ban đầu như đầy bụng, ợ hơi khiến bạn dễ dàng bỏ qua. Nhưng bệnh càng kéo dài, bạn càng mệt mỏi… Sức khỏe giảm sút từng ngày, tinh thần không thể thoải mái, vui vẻ.

Đáng sợ hơn, đến giai đoạn nặng, bạn phải đối mặt với rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như viêm đường hô hấp, viêm thực quản, hẹp thực quản, barrett thực quản… Nguy hiểm nhất chính là ung thư thực quản – Top 10 bệnh ung thư trên thế giới có tỷ lệ tử vong rất cao.

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Bài viết liên quan

Nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa bệnh vẹo cột sống

Ngọc Nga

3 lưu ý để kiểm soát hiệu quả các triệu chứng hen phế quản

Ngọc Nga

Nhận biết và chăm sóc người bệnh thủy đậu

Ngọc Nga