Quyết định số 225/QĐ-BYT ngày 30/1/2019, Bộ Y tế đã thành lập Thành lập 45 Đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV31/01/2020

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus nCoV gây ra, Bộ Y tế đã thành lập 45 Đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV.

Theo đó, tại Quyết định số 225/QĐ-BYT ngày 30/1/2019, Bộ Y tế đã thành lập Thành lập 45 Đội cơ động phản ứng nhanh chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV, gồm 25 đội do các bệnh viện của ngành y tế đảm nhiệm và 20 đội do các bệnh viện quân đội đảm nhiệm.

Các Đội cơ động có nhiệm vụ thường trực sẵn sàng phản ứng nhanh, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện thu dung, điều trị, chăm sóc và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi có yêu cầu và mức độ dịch; Thực hiện theo lệnh điều động của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh dịch nCoV.

Thành phần của mỗi Đội cơ động bao gồm: 01 lãnh đạo bệnh viện; 01 bác sĩ hồi sức cấp cứu; 01 bác sĩ truyền nhiễm; 01 cán bộ kiểm soát nhiễm khuẩn; 01 điều dưỡng hồi sức cấp cứu hoặc truyền nhiễm; 01 lái xe.

Mỗi Đội cơ động được trang bị: 01 xe ô tô cứu thương với đầy đủ phương tiện hồi sức cấp cứu trên xe (máy thở cơ động, oxy, thuốc, dịch truyền), phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khử khuẩn, tiệt khuẩn… theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch. Các bệnh viện được chỉ đạo thành lập từ 1-2 Đội cơ động.

Đối với các địa phương, Sở Y tế tỉnh, thành phố chỉ đạo mỗi bệnh viện đa khoa tỉnh thành lập tối thiểu 02 Đội cơ động. Kinh phí cho hoạt động của Đội cơ động lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Hiện tình hình bùng phát dịch viêm đường hô hấp do virus nCoV trên thế giới diễn nhanh, nghiêm trọng. Việt Nam đã chủ động, có chủ trương, biện pháp sớm và đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, Việt Nam cũng được đánh giá là một quốc gia có nhiều nguy cơ dễ lây nhiễm và bùng phát dịch viêm đường hô hấp do virus nCoV.

Mặc dù Việt Nam đã có kinh nghiệm trong điều trị bệnh dịch SARS và các dịch bệnh khác như Mer Cov; Cúm A H1N1…., tuy nhiên các cán bộ y tế không được chủ quan, cần thận trọng trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh nhiễm và nghi nhiễm dịch virus nCoV.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Bài viết liên quan

Phải cách ly y tế với 9 bệnh truyền nhiễm nhóm B

CDC Hà Nam

Hướng xử lý với thực phẩm không an toàn bị thu hồi

Ngọc Nga

Kết quả giám sát chất lượng nước Công ty cổ phần nước sạch Hà Nam tháng 5/2021

Mậu Ngọ