Các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ cha mẹ không thể bỏ qua

(CDC Hà Nam)

Các biểu hiện trầm cảm ở thanh thiếu niên

Trầm cảm biểu hiện bằng một số hoặc bao gồm tất cả các triệu chứng sau đây, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh

  1. Thường xuyên cảm thấy buồn bã hoặc bực bội, khó chịu, đôi khi cảm thấy đầu óc trống rỗng.
  2. Giảm hoặc mất quan tâm, hứng thú trong công việc và sinh hoạt mà trước đây trẻ thích, không thích đến những chỗ đông người, nhanh chóng chán nản các trò chơi.
  3. Ăn nhiều hơn hoặc ít hẳn đi, ăn không ngon.
  4. Rối loạn giấc ngủ: khó vào giấc ngủ, có thể bị giật mình, thức giấc sớm hoặc cũng một số  trẻ ngủ nhiều.
  5. Lo lắng quá mức một cách vô cớ, hỏi lặp đi lặp lại nhiều lần cùng một vấn đề.
  6. Cảm thấy mình vô dụng, hoặc thấy mình là nỗi xấu hổ/ bận tâm của những người xung quanh.
  7. Giảm khả năng tập trung chú ý, dẫn đến không tiếp thu được bài học, ghi nhớ kém, kết quả học tập giảm sút.
  8. Giảm hoặc mất trí nhớ, hay quên, nói trước quên sau, khó trong việc ghi nhớ bài học.
  9. Mệt mỏi, uể oải, không muốn tham gia vào bất kì hoạt động nào, thấy khó khăn ngay cả với việc đơn giản.
  10. Có ý nghĩ không muốn sống, có thể thấy cuộc sống vô nghĩa.
  11. Rối loạn cơ thể: Đau đầu, đau bụng, nhức mỏi, buồn nôn… thường xuyên.

Đặc biệt, ở giai đoạn vị thành niên hay có trạng thái cảm xúc đặc trưng là có ý nghĩ mình vô dụng, có ý nghĩ và hành vi tự hại bản thân, ý nghĩ tự sát, tự tử…

Nếu những biểu hiện trên kéo dài trên 2 tuần bạn nên cho trẻ đi khám để được các bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc các chuyên gia tâm lý tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Cần khám sớm để được tư vấn điều trị kịp thời.

Trọng Đoàn

 

Bài viết liên quan

Hà Nam: Thông báo 89 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2

admin

Phân biệt sốt xuất huyết với nhiễm COVID-19

Ngọc Nga

Tiêm vaccine COVID-19 mũi 4, những điều cần biết

hanh phan