Điểm báo ngày 09/6/2020

(CDC Hà Nam)
Thêm 3 bệnh nhân Covid-19, đều là người về từ nước ngoài; Nhiều người cao tuổi phải nhập viện cấp cứu do nắng nóng; ‘Chạy’ chứng chỉ hành nghề y giá hàng trăm triệu đồng

Thêm 3 bệnh nhân Covid-19, đều là người về từ nước ngoài

Ngày 8.6, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 (Ban Chỉ đạo) công bố 3 ca mắc Covid-19 mới là bệnh nhân (BN) thứ 330, 331 và 332 tại Việt Nam, đều là người nhập cảnh.

Theo Ban chỉ đạo, BN 330 (nữ, 28 tuổi, quê H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) làm việc tại một công ty ở TP.HCM. BN 331 (nữ, 47 tuổi, địa chỉ Q.5), làm cùng công ty với BN 330. Ngày 13.3, hai người đi từ TP.HCM đến Mexico.

Do nước này đóng cửa biên giới và cấm bay, nên cả hai đã ở lại đến ngày 4.6 thì cùng bay tới Nhật Bản và ngày 5.6 từ Nhật Bản bay về ĐN trên chuyến bay VN319.

Sau khi nhập cảnh, cả hai được cách ly tại tỉnh Quảng Nam. Kết quả xét nghiệm ngày 7.6 cho thấy cả hai đã dương tính với virus SARS-CoV-2. 2 BN đang được điều trị tại Bệnh viện (BV) đa khoa T.Ư Quảng Nam.

BN 332 (nam, 18 tuổi, địa chỉ xã Thường Phước, H.Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp). Ngày 25.5, thanh niên này từ Campuchia nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Thường Phước (H.Hồng Ngự); được cách ly tập trung ngay tại Trung tâm y tế H.Hồng Ngự. BN được xét nghiệm lần 1 vào ngày 26.5 và có kết quả âm tính, nhưng xét nghiệm lần 2 (ngày 7.6) đã có kết quả dương tính. Hiện, BN 332 được điều trị tại Trung tâm y tế H.Hồng Ngự.

Trong ngày 8.6, có 9 BN Covid-19 được công bố khỏi bệnh. Theo Ban chỉ đạo, đã 53 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trong số 332 BN ghi nhận tại Việt Nam, có 192 ca nhiễm nhập cảnh; 316 (95,2%) BN đã được điều trị khỏi; 49/50 BN Covid-19 có quốc tịch nước ngoài đã được các bác sĩ Việt Nam điều trị khỏi.

Sau khi nhập cảnh, cả hai được cách ly tại tỉnh Quảng Nam. Kết quả xét nghiệm ngày 7.6 cho thấy cả hai đã dương tính. 2 BN đang được điều trị tại Bệnh viện (BV) đa khoa T.Ư Quảng Nam. BN 332 (nam, 18 tuổi, địa chỉ xã Thường Phước, H.Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp). Ngày 25.5, thanh niên này từ Campuchia nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Thường Phước (H.Hồng Ngự); được cách ly tập trung ngay tại Trung tâm y tế H.Hồng Ngự. BN được xét nghiệm lần 1 vào ngày 26.5 và có kết quả âm tính, nhưng xét nghiệm lần 2 (ngày 7.6) đã có kết quả dương tính. Hiện, BN 332 được điều trị tại Trung tâm y tế H.Hồng Ngự.

Trong ngày 8.6, có 9 BN Covid-19 được công bố khỏi bệnh. Theo Ban chỉ đạo, đã 53 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trong số 332 BN ghi nhận tại Việt Nam, có 192 ca nhiễm nhập cảnh; 316 (95,2%) BN đã được điều trị khỏi; 49/50 BN Covid-19 có quốc tịch nước ngoài đã được các bác sĩ Việt Nam điều trị khỏi (Thanh niên, trang 3).

 

Nhiều người cao tuổi phải nhập viện cấp cứu do nắng nóng

Đợt nắng nóng gay gắt kéo dài hơn một tuần qua (từ ngày 1 đến 8-6) khiến nhiều người cao tuổi phải nhập viện cấp cứu. Cụ thể, tại Khoa Thần kinh (Bệnh viện Hữu nghị) đã tiếp nhận gần 40 bệnh nhân nhập viện điều trị với các bệnh lý liên quan đến nắng nóng, như: Tiền đình, đột quỵ não, viêm phổi, chóng mặt, đau đầu.

Trong đó có 2 bệnh nhân đang phải thở máy, 1 người tiên lượng nặng. Tương tự, tại Bệnh viện Lão khoa trung ương, trong hơn một tuần qua, số ca cấp cứu do đột quỵ, viêm phổi, sốc nhiệt… tăng khoảng 150% so với ngày bình thường.

Bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ (Bệnh viện Lão khoa trung ương) cho biết, người cao tuổi là một trong những đối tượng bị tác động nhiều nhất do nắng nóng, đặc biệt, với những người mắc bệnh nền: Tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp…

Do vậy, những ngày thời tiết nắng nóng, người cao tuổi cần uống nước thường xuyên, chủ động khám định kỳ, tuân thủ uống thuốc phòng bệnh mạn tính theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, hạn chế ra ngoài trời nắng từ 10h đến 16h (Hà Nội mới, trang 7).

 

‘Chạy’ chứng chỉ hành nghề y giá hàng trăm triệu đồng

Thanh tra Sở Y tế Đắk Lắk vừa phát hiện 4 trường hợp đang công tác ngành y ở các tỉnh khác đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (BVĐK Tây Nguyên) “thực tập chui” để được cấp chứng chỉ hành nghề ngành y. Giá mỗi bộ hồ sơ lên đến hàng trăm triệu đồng.

Thực tập vài ngày, có ngay chứng chỉ

Theo hồ sơ, thông qua mạng xã  hội, ông Huỳnh Văn Bình (SN 1985) liên hệ với một người phụ nữ tên Ý (ở TP Hồ Chí Minh) để được người này giúp có được chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh (chứng chỉ hành nghề thẩm mỹ viện – PV). Người phụ nữ này hướng dẫn ông Bình gặp bà Lê Thị Ánh Hồng (người tự xưng là bác sĩ chuyên khoa Da liễu, trú tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Qua trao đổi, bà Hồng cho ông Bình xem một số trường hợp đã làm được chứng chỉ hành nghề này, đồng thời cam kết tất cả đều có hồ sơ gốc đầy đủ và hợp lệ. Sau khi thương thảo, giá lấy chứng chỉ hành nghề của ông Bình được hét 220 triệu đồng. Số tiền này được chuyển 3 lần vào tài khoản của bà Hồng.

Ngay sau đó, bà Hồng đưa ông Bình đến Phòng Tổ chức cán bộ (BVĐK Tây Nguyên) bổ sung hồ sơ, nhận quyết định tiếp nhận và phân công người hướng dẫn thực hành tại khoa Chấn thương chỉnh hình do bác sĩ Nguyễn Đại Phong – Giám đốc bệnh viện ký. Thanh tra Sở Y tế Đắk Lắk xác định, ông Bình chỉ có mặt (thực hành) ở bệnh viện khoảng 1 tháng (tháng 7/2018), trong khi đó quy định phải thực hành 18 tháng mới đủ điều kiện. “Thời gian này, bà Hồng nói với ông Bình chỉ cần đi thực hành vài ngày là đủ rồi và bảo ông Bình có thể đi về. Từ đó về sau bà Hồng làm toàn bộ thủ tục hồ sơ còn lại” – lược trích kết luận Thanh tra Sở Y tế Đắk Lắk.

Ngoài trường hợp này, Thanh tra Sở Y tế Đắk Lắk còn phát hiện thêm 3 người khác gian dối khi làm hồ sơ thực hành tại BVĐK Tây Nguyên để được Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề. Các trường hợp này gồm có: ông Hứa Chí Cường (SN 1982); ông Lê Anh Tài (SN 1978) và ông Huỳnh Thanh Giàu (SN 1976). Trong đó, ông Cường và ông Giàu được xác định, thông qua người giới thiệu, giá mỗi chứng chỉ hành nghề 300 triệu đồng.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Cao Văn Thành, Phó chánh Thanh tra Sở Y tế Đắk Lắk cho biết, 4 trường hợp nói trên đang công tác ở các tỉnh phía Nam. Những người này đã liên hệ qua điện thoại, làm hồ sơ và đưa tiền cho các đối tượng môi giới ở quán cà phê tại TPHCM. “Tất cả hồ sơ thực hành tại BVĐK Tây Nguyên đều không hợp pháp. Hiện nay, Sở đã thu hồi các chứng chỉ hành nghề trái quy định và thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử; thông báo cho Sở Y tế các tỉnh để có các biện pháp ngăn ngừa” – ông Thành nói.

Lãnh đạo bệnh viện vô can?

Bác sĩ Nguyễn Đại Phong, Giám đốc BVĐK Tây Nguyên cho biết, 4 trường hợp mà Thanh tra Sở Y tế vừa phát hiện và thu hồi chứng chỉ hành nghề, đều đã có chuyên môn. Do họ muốn mở một trung tâm thẩm mĩ, nên phải đi thực hành thêm 18 tháng tại bệnh viện, mới được Sở Y tế cấp chứng chỉ hành nghề. Việc bà Hồng thu của 4 người kia bao nhiêu tiền để có kết quả thực hành, bệnh viện không hay biết.

“BVĐK Tây Nguyên đã thi hành kỷ luật Cảnh cáo bác sĩ H’Xuân, nhân viên phòng Kế hoạch Tổng hợp, do không làm việc trực tiếp với từng người mà chỉ làm việc với bà Hồng” – bác sĩ Phong nói (Tiền phong, trang 11).

Bài viết liên quan

Điểm báo ngày 12/11/2018

CDC Hà Nam

Điểm báo ngày 04/10/2021

Ngọc Nga

Điểm báo ngày 20/10/2021

Ngọc Nga

Để lại bình luận