Thiếu ngủ làm tăng nguy cơ ung thư như thế nào?

(CDC Hà Nam)

Theo một nghiên cứu của Mỹ, những người làm ca đêm có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp đôi người làm ca ngày.

Thiếu ngủ: tác nhân làm tăng nguy cơ ung thư ít được chú ý

Theo Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, tại Việt Nam, số ca mắc ung thư tăng từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến sẽ vượt qua 190.000 ca vào 2020. Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315 người/ngày.

Khi nói đến những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư, chúng ta thường nghĩ đến thói quen sinh hoạt phản khoa học như hút thuốc và uống rượu, hay xa hơn là chế độ ăn uống.

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát được thực hiện ở nhiều quốc gia, thói quen ngủ không đều hoặc thiếu ngủ cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ung thư.

Chất lượng giấc ngủ bị tác động lớn bởi loại hình công việc. Tiêu biểu nhất là các ngành cung cấp dịch vụ 24/24 giờ, chẳng hạn như cửa hàng tiện lợi. Ở các nước tiên tiến, cứ 5 người thì có 1 người phải làm ca đêm.

Mỹ đã từng công bố một kết quả khảo sát gây sốc về ảnh hưởng của làm việc ca đêm đến nguy cơ ung thư. Theo đó, những phụ nữ làm việc ca đêm hơn 3 ngày/tuần có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp đôi những người chỉ làm việc ban ngày.

Ngoài ra, theo nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản năm 2005, không chỉ phụ nữ mà nam giới làm việc ca đêm có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao gấp 3,5 lần so với nam giới chỉ làm việc ban ngày.

Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch

Trên thực tế, ngay cả một cơ thể khỏe mạnh cũng sản sinh ra hàng nghìn tế bào bị hư hỏng có khả năng ung thư hóa mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ trở thành bệnh nhân ung thư. Chỉ cần hệ miễn dịch hoạt động bình thường thì có thể loại bỏ các tế bào gặp vấn đề trong cơ thể.hấn để phóng to ảnh

Ngược lại, nếu chúng ta không ngủ đủ giấc do thức khuya và làm việc ca đêm thì hệ miễn dịch sẽ không thể loại bỏ tế bào có vấn đề một cách hiệu quả, làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Hơn nữa, miễn dịch còn là hệ thống dùng để loại bỏ các tác nhân có hại như virus, vi khuẩn. Nếu hệ thống miễn dịch suy yếu thì chúng ta sẽ dễ bị tổn thương bởi các kẻ “ngoại lai” này.

Hormone ngừa mọi bệnh tật, chỉ tiết ra khi ngủ sâu

Hormone tăng trưởng là loại hormone thúc đẩy sự phát triển của cơ thể. Hormone tăng trưởng có khả năng kích hoạt quá trình trao đổi chất và sửa chữa các chức năng khác nhau của cơ thể con người.hấn để phóng to ảnh

Cụ thể, loại hormone này làm tăng khối lượng cơ bắp, mật độ xương, cải thiện độ bóng của da, duy trì sức khỏe của tóc và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Ngoài ra, hormone tăng trưởng còn tham gia vào quá trình phân hủy chất béo, nên cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quản lý cân nặng.

Hormone tăng trưởng được tiết ra bởi tuyến yên và vận chuyển khắp cơ thể thông qua mạch máu. Tuy nhiên, loại hormone này chỉ được tiết ra khi chúng ta bước vào giai đoạn ngủ sâu.

2 giờ đầu tiên sau khi chìm vào giấc ngủ sâu là thời gian quan trọng nhất để quản lý sức khỏe và cân nặng. Vì vậy, hãy đi ngủ sớm nhất có thể để tận hưởng tối đa tác dụng của hormone tăng trưởng. Theo tính toán, đi ngủ lúc 8h tối, sẽ giúp hormone tăng trưởng có thể phát huy tác dụng lớn nhất.

Minh Nhật (dantri.com.vn)

 

Bài viết liên quan

Các loại thực phẩm tuyệt đối không ăn vào buổi tối

Ngọc Nga

3 lưu ý để kiểm soát hiệu quả các triệu chứng hen phế quản

Ngọc Nga

8 loại thực phẩm giúp giảm triệu chứng hen suyễn

CDC Hà Nam

Để lại bình luận