Bị sốt xuất huyết nên kiêng gì?

(CDC Hà Nam)
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra và chưa có vắc-xin ngừa bệnh. Trong quá trình điều trị sốt xuất huyết, người bệnh cần kiêng gì để không làm tình trạng bệnh nặng hơn, tránh các biến chứng nguy hiểm? Bác sĩ đưa ra lời khuyên về cách ăn uống cho bệnh nhân sốt xuất huyết và những việc không nên làm…

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì?

Khi bị mắc SXH, người bệnh thường bị sốt cao nên cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Vậy, người bệnh SXH nên thực hiện cách thức ăn uống như sau để nhanh khỏi bệnh:

Bổ sung nhiều nước: Người bệnh SXH  có triệu chứng điển hình là sốt cao kèm mất nước nên việc bù nước là quan trọng nhất. Người bệnh nên uống thêm các loại nước trái cây, nước ép như nước cam, canh, nước ép bưởi, nước dừa vì các loại quả này có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng, giúp cho thành mạch máu khỏe hơn, từ đó tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm. Người bệnh SXH nên bổ sung thêm các loại nước ép rau quả tươi như cà rốt, dưa chuột và các loại rau lá để tăng cường khả năng miễn dịch, giảm đau cho người bệnh nhờ các loại có chứa vitamin và khoáng chất cần thiết.

sốt xuất huyết

Ăn cháo loãng, súp: Cảm giác chán ăn, miệng đắng khi bị sốt là dấu hiệu dễ thấy nhất, gây khó chịu cho người mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em. Lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân SXH là nên ăn thức ăn các loại cháo loãng, súp để dễ hấp thu và có nhiều dưỡng chất.

Đối với trẻ nhỏ bị SXH mà đang trong giai đoạn bú mẹ, người mẹ cần cho bé bú nhiều hơn ngày thường để tăng cường sức đề kháng tự nhiên từ sữa mẹ. Nên cho bé nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống thêm nước, không nên cho trẻ ăn dồn dập. Trong thời điểm này, các mẹ nên bổ sung cho bé các món ăn giàu đạm từ trứng, thịt, sữa, thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm có trong thịt bò, gà… để tăng cường sức đề kháng cho bé.

Khi trẻ đã hết sốt và khỏi bệnh thì bố mẹ nên cho trẻ ăn uống bình thường và nên cho ăn bù để bổ sung dinh dưỡng trong thời gian bé bị ốm và hạn chế tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng sau này. Do ốm nên khẩu vị của bé thay đổi, bố mẹ cần kiên trì nấu các món ăn để bé ăn thấy ngon miệng và ưu tiên các món ăn giàu vitamin D, A, kẽm, sắt, khoáng chất và các loại hoa quả giàu vitamin như cam, quýt…

sốt xuất huyếtNgười bệnh sốt xuất huyết nên ăn cháo, súp, đầy đủ các loại thực phẩm.

Người bệnh nên kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm dưới đây người bệnh SXH cần kiêng ăn vì dễ gây rối loạn tiêu hóa khi cơ thể đang yếu:

Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ.

Không ăn đồ ăn cay, nóng: Sức đề kháng của người bệnh sốt xuất huyết bị giảm và năng lượng bị hao hụt nên khi người bệnh ăn đồ cay, nóng như ớt, gừng, mù tạt… thì sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể tăng lên. Điều này không những khiến tình trạng bệnh nặng hơn mà còn ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh.

Người bệnh SXH không nên uống các loại đồ uống ngọt, không dùng mật ong và các loại đường tự nhiên khác để tránh lâu hồi phục do tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào bạch cầu diệt khuẩn chậm hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên không nên uống rượu, cà phê và ngừng hút thuốc khi đang bị bệnh.

Sốt xuất huyết có được tắm gội không?

Khi mắc SXH, người bệnh thường lo lắng, không biết rằng có thể tắm được không, một số bệnh nhân chọn cách lau người sơ qua bằng nước ấm. Đặc biệt là nhiều trẻ nhỏ với sức khỏe yếu, bố mẹ luôn lo lắng không dám tắm cho con, sợ con ốm hoặc sốt nặng hơn. Tuy nhiên, thực tế là khi bị SXH, bệnh nhân hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường. Lưu ý không tắm và ngâm người trong nước lâu, tắm với nước có độ ấm vừa phải. Tuyệt đối không tắm với nước lạnh. Nếu gội đầu, đặc biệt là những bệnh nhân nữ tóc dày thì nên sấy khô, tránh để tóc ẩm lâu khiến cơ thể bị lạnh.

Với trường hợp sốt xuất huyết hạ tiểu cầu, người bệnh cần tránh kỳ cọ mạnh khi tắm bởi điều này có thể gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ, cực kỳ nguy hiểm.

Trong thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, nên hạn chế việc tắm gội bởi nó sẽ làm cho thành mạch giãn mạnh, tình trạng xuất huyết có thể trầm trọng hơn. Tốt nhất bạn chỉ nên dùng khăn ấm để lau người.

Không tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt

Với những người mắc SXH, tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt aspirin và ibuprofen. Bởi hai loại thuốc này sẽ càng khiến cho tình trạng chảy máu ở người bệnh trở nên trầm trọng hơn, có thể dẫn tới tình trạng xuất huyết dạ dày dữ dội gây nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol, sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều thuốc.

BS. Trung Hưng

Suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan

4 vitamin và khoáng chất quan trọng nhất cho người cao tuổi

Ngọc Nga

Bệnh nhân hen suyễn nếu mắc COVID-19 sẽ rất nguy hiểm

Ngọc Nga

Phòng bệnh đường hô hấp mùa lạnh

CDC Hà Nam

Để lại bình luận