Điểm báo ngày 27/4/2021

(CDC Hà Nam)
COVID-19 có nguy cơ bùng phát, Thủ tướng Chính phủ ra công điện tăng cường phòng chống dịch; Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Bộ Y tế đã chuẩn bị sẵn sàng khi có dịch ở Tây Nam Bộ

COVID-19 có nguy cơ bùng phát, Thủ tướng Chính phủ ra công điện tăng cường phòng chống dịch

Trước tình hình dịch COVID-19 có nguy cơ bùng phát trong nước, nhất là nguồn nhập cảnh, nhập cảnh trái phép, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch.

Cụ thể, Công điện số 541/CĐ-TTg ngày 23/4/2021 có nêu rõ, dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, số lượng ca mắc mới và tử vong vẫn tăng ở nhiều nước. Đặc biệt ở một số nước láng giềng có chung đường biên giới với nước ta, dịch bệnh đang bùng phát mạnh trên diện rộng. Trong nước, tuy đã được kiểm soát tốt, song nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại luôn thường trực, nhất là từ nguồn nhập cảnh, nhập cảnh trái phép; đã có tình trạng lơ là, chủ quan, thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, xuất hiện hiện tượng ngại tiêm vaccine phòng bệnh.

Quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả

Để duy trì vững chắc thành quả phòng, chống dịch, thực hiện thành công mục tiêu kép, bảo vệ tốt nhất sức khỏe nhân dân, đặc biệt trong những ngày lễ lớn sắp tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tăng cường cảnh giác với nguy cơ dịch bệnh, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra với phương châm “phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình”.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch trên phạm vi quản lý. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chính về việc phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn; báo cáo cấp ủy cùng cấp để thống nhất chỉ đạo.

Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo chuyên môn, chủ động tham mưu, đề xuất các vấn đề liên ngành, vượt thẩm quyền; đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19; tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống COVID-19

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết liệt chỉ đạo thực hiện và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống COVID-19.

Thực hiện nghiêm yêu cầu “5K” của Bộ Y tế, nhất là đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng, tại các sự kiện có tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp… thường xuyên tự đánh giá việc thực hiện các yêu cầu, biện pháp phòng, chống dịch, cập nhật kết quả tự đánh giá trên hệ thống bản đồ chống dịch.

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong phạm vi và trên địa bàn quản lý, nhất là tại các cơ sở y tế, trường học, cơ sở du lịch, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, sân bay, bến xe…; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm phòng, chống dịch; Chủ động cập nhật, hoàn chỉnh các phương án sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống của dịch.

Trường hợp phát hiện ca bệnh, phải tập trung chỉ đạo, áp dụng ngay các biện pháp khoanh vùng, truy vết, cách ly; kiên quyết không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Việc áp dụng các biện pháp cách ly, phong tỏa, giãn cách xã hội phải theo phương châm thiết thực, hiệu quả; bảo đảm an toàn nhưng không để sản xuất, kinh doanh bị đình trệ ở quy mô quá mức cần thiết; hạn chế tối đa tác động bất lợi đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.

Tiếp tục hạn chế các sự kiện, hoạt động tập trung đông người không cần thiết; trường hợp tổ chức, phải thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn, đặc biệt, phải tuân thủ đeo khẩu trang, sát khuẩn… theo đúng quy định.

Sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế rà soát, hoàn chỉnh các phương án phòng, chống dịch ở quy mô quốc gia, sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống dịch bệnh; Rà soát, hoàn chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp trong tình hình mới, hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn trong các sự kiện, hoạt động có tập trung đông người, tại các cơ sở thường xuyên tập trung đông người.

Khẩn trương thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19; phân bổ và tổ chức tiêm vaccine phù hợp với tình hình diễn biến dịch, bảo đảm an toàn tuyệt đối, không để vaccine bị quá hạn. Tiếp tục chủ động tiếp cận với các nguồn vaccine khác trên thế giới đồng thời tập trung đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển vaccine trong nước.

Tăng cường tầm soát chủ động, xét nghiệm trên diện rộng đối với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp và các trường hợp khác có nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng.

Xử lý nghiêm việc nhập cảnh trái phép

Thủ tướng Chính phủ cũng giao các Bộ: Quốc phòng, Công an, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh trên các tuyến biên giới.

Bộ Công an, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục tăng cường hoạt động rà soát, phát hiện nhanh các trường hợp nhập cảnh trái phép trên địa bàn, xử lý nghiêm theo pháp luật các trường hợp nhập cảnh trái phép, nhất là ở các tỉnh biên giới, đặc biệt là biên giới Tây Nam.

Các Bộ: Ngoại giao, Công an, Quốc phòng, Y tế, Giao thông vận tải, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục quản lý chặt chẽ việc nhập cảnh, cách ly, theo dõi y tế sau cách ly, đồng thời chuẩn bị các yếu tố cần thiết sẵn sàng mở rộng đối tượng nhập cảnh phù hợp với tình hình dịch bệnh trên tinh thần phát triển nhưng phải bảo đảm an toàn.

Các Bộ, cơ quan liên quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, giám sát chặt chẽ các cơ sở cách ly người nhập cảnh, phòng ngừa lây chéo và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Y tế, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan báo chí tiếp tục truyền thông về đề cao cảnh giác với dịch bệnh, thực hiện việc tiêm vaccine phòng COVID-19, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. (Gia đình & Xã hội, trang 2)

 

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Bộ Y tế đã chuẩn bị sẵn sàng khi có dịch ở Tây Nam Bộ

Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới và trong khu vực khiến nguy cơ lây nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam rất lớn. Bộ Y tế đã chủ động, quyết liệt chỉ đạo khu vực Tây Nam bộ tăng cường phòng chống dịch, để làm sao khống chế, kiểm soát và không luống cuống, bối rối khi xảy ra dịch…

Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long – Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế, diễn biến tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và trong khu vực khiến nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ nước ngoài vào Việt Nam rất lớn. Bộ Y tế đã chủ động, quyết liệt chỉ đạo khu vực Tây Nam bộ tăng cường phòng chống dịch, để làm sao khống chế, kiểm soát và không luống cuống, bối rối khi xảy ra dịch…

Vai trò của người đứng đầu địa phương rất quan trọng trong phòng chống dịch

PV: Bộ trưởng đánh giá ra sao về nguy cơ xâm nhập dịch COVID-19 vào Việt Nam?

– Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Trong 24h qua, nhìn bức tranh tổng thể của dịch COVID-19 trên toàn cầu, nhất là tại các nước trong khu vực, chúng tôi rất lo lắng về nguy cơ tình hình dịch lây nhiễm COVID-19 vào Việt Nam.

Ví dụ tại Ấn Độ, trong 24 giờ qua đã phát hiện thêm 340.000 ca nhiễm mới. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta nhìn thấy bức tranh và bối cảnh nhiễm COVID-19 tại Ấn Độ hết sức đáng quan ngại.

Tại Campuchia, trong 24h qua phát hiện trên 600 trường hợp nhiễm COVID-19.

Ngay tại Lào, cũng trong 24h, số nhiễm phát hiện được vượt qua số cao nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Điều này khiến chúng tôi rất lo lắng.

Nhìn vào bức tranh về tình hình lây nhiễm hiện nay có thể thấy trên thế giới tất cả những đợt dịch xảy ra lần sau thường lớn hơn, mạnh hơn và tàn khốc hơn lần trước.

Đối với Việt Nam, chúng tôi xác định phải hết sức cảnh giác, tập trung triển khai tất cả các biện pháp phòng chống dịch, tích cực chủ động để làm sao kiểm soát tốt tình hình dịch.

Có thể thấy nguy cơ xuất hiện lây nhiễm cộng đồng từ người nhập cảnh trái phép rất cao. Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã có những giải pháp gì thưa Bộ trưởng?

– Trong thời gian qua, Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế liên tục có những cảnh báo với việc có thể xuất hiện đợt dịch thứ 4 ở Việt Nam. Đây là nguy cơ hiện hữu. Chúng tôi lo lắng, nguy cơ lây nhiễm từ ngoài vào Việt Nam cộng thêm việc một bộ phận người dân lơ là, mất cảnh giác với việc lây nhiễm COVID-19.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên tục có những chỉ đạo với công tác phòng chống dịch COVID-19, liên tục có cảnh báo với người dân, đồng thời triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn lây nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam.

Còn trong nước, chúng ta cũng chuẩn bị các kịch bản trong tình huống dịch lan rộng, tình huống dịch xuất hiện tại địa phương, nhất là với khu vực Tây Nam bộ, Bộ Y tế liên tục có những chỉ đạo khẩn, để làm sao kiểm soát tốt tình hình dịch tại Việt Nam.

Thưa Bộ trưởng, sự tham gia của lãnh đạo các địa phương và bộ, ngành sẽ hỗ trợ ra sao trong công tác phòng chống dịch?

– Ngay từ đầu, chúng tôi xác định nguyên tắc “bốn tại chỗ” và phương châm phát huy, coi trách nhiệm của người đứng đầu đối với phòng chống dịch COVID-19 tại các tỉnh/thành là hết sức quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc ngăn chặn, kiểm soát, khống chế, triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại các địa phương.

Các đợt dịch tại Việt Nam thời gian qua cho thấy vai trò người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương là hết sức quan trọng. Chúng ta hành động nhanh, quyết liệt và có thể kiểm soát tốt tình hình dịch tại địa phương để kiểm soát tốt lây nhiễm trong cộng đồng.

Vì thế Ban Bí thư ngay từ đầu đã chỉ đạo tất cả các cấp uỷ phải tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong vấn đề phòng chống dịch.

Bộ Y tế đã chuẩn bị các kịch bản cho tình huống dịch xảy ra tại khu vực Tây Nam Bộ

Được biết Bộ Y tế đang khảo sát và triển khai thành lập Bệnh viện dã chiến tại Hà Tiên – Kiên Giang, mục tiêu của thành lập là gì thưa Bộ trưởng?

– Chúng tôi đánh giá Tây Nam Bộ là khu vực trọng điểm vì tình hình lây nhiễm COVID-19 ở Campuchia, khả năng xâm nhập ca bệnh vào Việt Nam. Mặc dù kiểm soát biên giới đường bộ chúng ta đã làm tốt, nhưng kiểm soát biên giới trên đường biển lại là thách thức đối với tất cả các tỉnh tại khu vực này.

Vì thế, khi khảo sát Kiên Giang, đặc biệt Hà Tiên, Bộ Y tế thấy phải thành lập bệnh viện dã chiến khu vực này để có thể chủ động và tích cực ứng phó với dịch bênh khi có kịch bản xấu xảy ra.

Vì sao lại thế? Trước hết, từ Hà Tiên về TP Rạch Giá (thuộc tỉnh Kiên Giang) cách nhau 100km, việc đi lại khó khăn. Thứ hai, ngay tại Hà Tiên đang điều trị số ca mắc COVID-19 khá lớn. Ngoài ra, còn có nguy cơ xâm nhập dịch bệnh từ Campuchia về Việt Nam. Vì thế, chúng tôi quyết định thành lập bệnh viện dã chiến tại khu vực này để có thể kiểm soát và điều trị kịp thời các ca bệnh.

Hiện Bộ Y tế đã chuẩn bị những kịch bản nào nếu xảy ra dịch tại khu vực Tây Nam Bộ, thưa Bộ trưởng?

– Bộ Y tế đang rất lo lắng về nguy cơ bùng phát dịch tại đây. Vì thế, Bộ Y tế đã thành lập 5 đoàn công tác do Bộ trưởng và 4 Thứ trưởng đến tất cả các tỉnh/thành trong khu vực để rà soát tất cả các vấn đề liên quan tới việc ứng phó với dịch COVID-19 tại từng địa phương.

Chúng tôi đã chuẩn bị các kịch bản nếu khu vực này xuất hiện ca nhiễm cộng đồng; Có ca lây nhiễm trong cộng đồng mà chúng ta không biết; Xuất hiện lây nhiễm mạnh trong cộng đồng. Tất cả kịch bản này chúng tôi đều rà soát, đánh giá lại và khuyến cáo các địa phương điều chỉnh trong quá trình kiểm tra.

Một điểm rất lo lắng là nguy cơ các biến chủng kép SARS-CoV-2 tại Ấn Độ hoặc biến chủng của Anh tại Campuchia rồi xâm nhập vào nước ta mà chúng ta không biết được. Do đó việc lây nhiễm cộng đồng có thể xảy ra và nguy cơ rất lớn. Từ ổ dịch nhỏ thành ổ dịch lớn.

Chúng tôi rất quyết liệt chỉ đạo khu vực này để làm sao khống chế, kiểm soát khi xảy ra tình hình dịch, không luống cuống, bối rối hay chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch.

Vừa rồi Ban Chỉ đạo Quốc gia đã họp với các tỉnh Tây Nam Bộ, các tỉnh có đường biên giới với Campuchia để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch trong khu vực. Cần tuân thủ thực hiện 5K trong phòng chống dịch.

Dù đến nay chúng ta chưa ghi nhận ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng nhưng có thể thấy nguy cơ dịch xâm nhập là rất lớn. Vậy Bộ trưởng có khuyến cáo gì về công tác phòng chống dịch ở thời điểm này?

– Một trong những bài học thành công trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 ở nước ta là sự tham gia chủ động, tích cực của người dân. Nhưng trước việc 1 tháng qua, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 tại cộng đồng nên thời gian qua đã có yếu tố lơ là, chủ quan mất cảnh giác, trong đó nhiều người ra đường không đeo khẩu trang, không thực hiện biện pháp 5K của Bộ Y tế. Chúng tôi hết sức lo lắng trước thực trạng này.

Do đó, trước hết người dân cần thực hiện triệt để khuyến cáo 5 K của Bộ Y tế, trong đó 2 yếu tố quan trọng có thể quyết định làm giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 là đeo khẩu trang và sát khuẩn tay.

Thứ hai, hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, vì vậy chúng tôi khuyến cáo người dân và tất cả những ai thuộc nhóm đối tượng được tiêm chủng hãy thực hiện tiêm chủng đầy đủ để chúng ta có thể kiểm soát tốt tình hình.

Thứ ba, người dân cũng như các cấp, các ngành và các địa phương cần không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Đây là thông điệp mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nhắc nhiều lần. Theo đó, đối với từng cơ quan, từng đơn vị, nhà máy phải triển khai rất tốt các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Có như thế mới có thể phòng chống dịch tốt.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã có công điện gửi tất cả các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường tất cả các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 để làm sao chúng ta kiểm soát tốt tình hình.

Chúng tôi khuyến cáo tất cả các tỉnh, thành phố, nhất là các địa phương có đường biên giới phải kiểm soát tốt tình hình nhập cảnh, đặc biệt là nhập cảnh trái phép.

Tiếp đến, làm sao để phát huy, huy động được sự tham gia của người dân trong phòng chống dịch COVID-19. Qua công tác thực tế tại các tỉnh khu vực Tây Nam, chúng tôi khuyến cáo người dân nếu phát hiện người nhập cảnh trái phép, cần lập tức báo với chính quyền địa phương. Chúng ta hình dung câu chuyện chỉ một người nhập cảnh trái phép nhiễm COVID-19 mà không phát hiện ra kịp thời, sẽ khiến nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất lớn. Điều này hết sức nguy hiểm…

Chúng tôi cũng đề nghị tất cả các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca nhiễm COVID-19. Chúng ta càng phát hiện sớm bao nhiêu thì càng kiểm soát dịch nhanh chóng bấy nhiêu. Đồng thời cũng phải chuẩn bị các kịch bản xấu như dịch lan tràn trong cộng đồng trong thời gian rất ngắn để sẵn sàng ứng phó, không lúng túng, bị động.

 Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng! (Gia đình & Xã hội, trang 6; Tuổi trẻ, trang 2; An ninh thủ đô, trang 8)

 

Dịch bệnh căng thẳng từ các nước: Thắt chặt an ninh biên giới, ngăn chặn nhập cảnh trái phép

Trước tình trạng nhập cảnh trái phép gia tăng thời điểm gần dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, lực lượng chức năng các tỉnh biên giới đã phải căng mình bám trụ tại các “điểm nóng” để phòng, chống đại dịch COVID-19…

Tiếp tục cắm chốt, thực hiện “nhiệm vụ kép”

Sáng 25/4, trong lúc làm nhiệm vụ tại khu vực mốc số 1 tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Tổ tuần tra Đồn Biên phòng APa Chải (Điện Biên) đã phát hiện nhóm người (cùng trú tại xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé) có hành vi nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc về Việt Nam (gồm 4 người lớn và 3 trẻ nhỏ). Bước đầu, các trường hợp trên khai nhận là 2 gia đình, đã cùng nhau vượt biên sang Trung Quốc làm thuê từ tháng 6/2019. Đến nay, do có việc gấp cần về nhà, nhưng lo sợ bị xử phạt và cách ly nên đã tìm cách nhập cảnh trái phép về Việt Nam. Bộ đội Biên phòng đã đưa 7 người này đi cách ly theo quy định. Ngoài ra, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên cũng tổ chức bàn giao 20 công dân Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam cho lực lượng chức năng nước bạn.

Tỉnh Điện Biên có 455,573 km biên giới, trong đó, tuyến Việt Nam – Lào dài 414,712km và tuyến Việt Nam – Trung Quốc dài 40,861 km. Với đặc thù có đến 111 thôn, bản giáp biên, đa phần là đồng bào các dân tộc thiểu số nên việc phòng, chống dịch và bảo vệ biên giới của những người lính “quân hàm xanh” gặp không ít khó khăn. Những lều bạt dã chiến được dựng khắp lối mở giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nhiều chốt gác không có điện thắp sáng, không có sóng điện thoại, xa các bản làng và khu dân cư, thậm chí không có cả nước sạch sinh hoạt…

Mới đây, khi Bộ Y tế công bố một số ca nhập cảnh trái phép qua biên giới dương tính với virus SARS-CoV-2 khiến nhiều người càng thêm lo ngại “làn sóng” nhập cảnh trái phép về Việt Nam, nhất là thời điểm gần nghỉ lễ 30/4 – 1/5.

Để duy trì vững chắc thành quả phòng, chống dịch, thực hiện thành công “mục tiêu kép”, đặc biệt trong những ngày lễ lớn sắp tới, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ: Quốc phòng, Công an, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh trên các tuyến biên giới. Đặc biệt, cần tiếp tục tăng cường hoạt động rà soát, phát hiện nhanh các trường hợp nhập cảnh trái phép trên địa bàn, xử lý nghiêm theo pháp luật các trường hợp nhập cảnh trái phép, nhất là ở các tỉnh biên giới Tây Nam.

Mới đây, Đoàn kiểm tra số 2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch COVID-19 do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dẫn đầu đã kiểm tra công tác quản lý nhập cảnh tại tỉnh Đồng Tháp. Theo báo cáo, nhiều trường hợp lợi dụng đêm tối đi đường sông hoặc đường mòn để nhập cảnh trái phép. Hiện nay công tác kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh ở Đồng Tháp đang gặp một số khó khăn do địa bàn biên giới quá rộng trong khi lực lượng mỏng, cơ sở vật chất ở một số khu cách ly tập trung chưa đủ điều kiện.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý hiện nay, dịch bệnh tại các nước láng giềng đang rất phức tạp, số ca bệnh tăng cao mỗi ngày, do vậy các biện pháp cần được triển khai tốt hơn. Cụ thể, cần kiểm soát thật chặt biên giới đường sông, đường bộ, đường mòn lối mở, phát hiện thật sớm và kiên quyết cách ly xử lý những trường hợp nhập cảnh trái phép.

Tăng cường “tai mắt” trong dân

Ở An Giang – nơi có đường biên giới gần 100 km giáp với 2 tỉnh Kandal và Takeo (Campuchia) theo kiểu sông giáp sông, vườn giáp vườn, nhà giáp nhà, dân sát dân, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã lập 187 chốt kiểm soát dịch với 1.530 cán bộ, chiến sỹ thường trực canh giữ, kiểm soát. Đồng thời tuyên truyền bằng cách thông báo ở các cửa khẩu, các khu dân cư; phát tờ rơi, vận động bà con cam kết không tiếp tay nhập cảnh trái phép. Từ nhận thức và nắm bắt đầy đủ thông tin, người dân khi phát hiện trường hợp, đường dây, tổ chức nghi ngờ sẽ kịp thời báo ngay cho các lực lượng tại các tổ, chốt.

Ngoài ra, lực lượng Bộ đội Biên phòng cũng triển khai dự báo từ sớm, từ xa các hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép, phối hợp với các lực lượng tăng cường công tác tuần tra, ngăn chặn, siết chặt khép kín biên giới. Đồng thời, chủ động phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới Campuchia để trao đổi tình hình, chia sẻ thông tin về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19…

Cũng theo ghi nhận của phóng viên tại điểm nóng cánh rừng biên giới Việt Nam và nước bạn Campuchia thuộc tỉnh Bình Phước, các lực lượng biên phòng, công an, y tế… luôn bám chốt 24/24. Đây đã là mùa mưa thứ hai và đã hơn một năm trời họ phải ăn lán ngủ rừng, bám chốt bảo vệ biên giới, phòng chống dịch COVD-19.

Song song với hoạt động giám sát cộng đồng, lực lượng chức năng khuyến cáo người dân trở về từ nước ngoài hoặc từ vùng dịch phải chủ động khai báo, thực hiện các biện pháp phòng dịch theo quy định và thực hiện tốt các giải pháp để phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, giữ khoảng cách… (Gia đình & Xã hội, trang 5)

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Để xảy ra dịch COVID-19, xử lý kỷ luật tùy mức độ

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 vừa diễn ra sáng 26-4, với sự tham dự của các bộ ngành liên quan.

Các thành viên Chính phủ nhận định tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tiếp tục gia tăng về lượng người mắc bệnh, số người vào bệnh viện, số người chết và bùng phát trở lại tại nhiều quốc gia, trong đó có một số nước láng giềng có chung đường biên giới Tây Nam.

Tình hình trong nước tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại rất cao. Việc thực hiện “mục tiêu kép” là nhiệm vụ khó khăn, mặc dù đã có nhiều quan tâm và chỉ đạo quyết liệt.

Gần đây trong xã hội đang xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là, một số nơi chưa nghiêm túc thực hiện đúng yêu cầu phòng, chống dịch.

Do đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, người dân tuyệt đối không lơ là, chủ quan, nêu cao ý thức, trách nhiệm, tập trung biện pháp phòng, chống dịch.

Thủ trưởng các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, người đứng đầu các cấp ở địa phương chỉ đạo chủ động phối hợp, cập nhật tình hình trong nước và thế giới, rà soát để không ngừng hoàn thiện, tổ chức thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch trong phạm vi quản lý, không để bị động, đảm bảo chặt chẽ đúng chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền, dễ thực hiện, dễ giám sát, kiểm tra và rõ trách nhiệm với tổ chức, cá nhân.

Yêu cầu mỗi người thực hiện nghiêm yêu cầu 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện nghiêm các yêu cầu về an toàn phòng ngừa COVID-19, thường xuyên tự kiểm tra và cập nhật kết quả thực hiện trên bản đồ phòng chống dịch COVID-19.

Các cơ quan chức năng kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các tỉnh thành tăng cường giám sát, kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, thủ tục và quy định về cách ly bắt buộc tại các khu cách ly tập trung, các cơ sở lưu trú và doanh nghiệp và theo dõi y tế sau cách ly.

Đặc biệt cần hạn chế các sự kiện tập trung đông người; trường hợp cần thiết phải tổ chức thì cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức sự kiện chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nghiêm các yêu cầu, điều kiện quy định về bảo đảm an toàn phòng chống dịch.

“Bảo đảm việc tuân thủ các quy định về phòng chống dịch, thực hiện yêu cầu về đeo khẩu trang nơi đông người, nhất là tại các lễ hội, các hoạt động hiếu, hỉ; trường hợp để xảy ra lây nhiễm dịch trong cộng đồng trên địa bàn thì tùy mức độ sẽ bị xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định” – văn bản nhấn mạnh.

Với các địa phương có đường biên giới, nhất là biên giới Tây Nam, Thủ tướng yêu cầu chủ động phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng để tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát hoạt động nhập cảnh qua đường bộ và đường biển; kiên quyết kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo pháp luật hoạt động nhập cảnh trái phép. (Tuổi trẻ, trang 3; Lao động, trang 2; Hà Nội mới, trang 1)

 

ỨNG PHÓ DỊCH COVID-19 DỊP NGHỈ LỄ 30/4 – 1/5: Nguy cơ lây lan dịch ở Hà Nội rất cao

Chiều 26/4, kết luận phiên họp giao ban Ban Chỉ đạo phòng chống COVID-19, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cho rằng, thời gian nghỉ lễ 30/4 – 1/5 kéo dài, dự tính, lưu lượng người Hà Nội đi du lịch các địa phương, về thăm quê rất đông, nguy cơ bùng phát dịch rất cao.

“Vì thế, các địa phương cần nghiêm túc thực hiện các quy định, biện pháp phòng chống dịch. Thành phố thống nhất nâng mức cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch của thành phố lên mức độ cao. Các đơn vị cần tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó khi có ca dương tính, rà soát các điều kiện cần thiết để chuẩn bị. Thông tin cần thông suốt, kịp thời, các ban chỉ đạo sẵn sàng ở mức cao nhất”, ông Dũng lưu ý.

Ông Dũng yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố, các địa phương tăng cường cảnh giác với nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt đề cao trách nhiệm người đứng đầu, thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch.

“Một số địa điểm, các cơ quan quản lý thiếu trách nhiệm, vào cuộc không thường xuyên, không nhắc nhở, không xử phạt người không đeo khẩu trang…”, ông Dũng lưu ý. Phó Chủ tịch Hà Nội yêu cầu không được lơ là, bởi khi xảy ra thì hậu quả rất lớn, vì thế, cần sẵn sàng mọi phương án, khi có ca bệnh phải kiên quyết không để lây lan rộng. Đặc biệt, ông Dũng quán triệt, không phải ngày nghỉ mà không nghe điện thoại hay lơ là việc phòng chống dịch.

Ông Dũng cũng yêu cầu hạn chế tổ chức các sự kiện nếu không cần thiết trong dịp này, đặc biệt là các sự kiện tập trung đông người. Nếu tổ chức phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch, phải đeo khẩu trang. Các đơn vị, địa phương phải rà soát, nắm số lượng các trường hợp tạm trú, tạm vắng, trở về thành phố sau dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, xử lý nghiêm các trường hợp không khai báo y tế.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, trong tuần, có 3 trường hợp nhập cảnh trái phép từ Campuchia về qua sân bay Nội Bài.

Cả 3 người nhập cảnh trái phép từ Campuchia về Việt Nam qua đường tiểu ngạch gần cửa khẩu Xa Mát, Tây Ninh. Ngày 21/4 họ đi trên chuyến bay VJ134 từ Tân Sơn Nhất đến Nội Bài, sau đó bắt taxi từ sân bay Nội Bài về Thái Nguyên và Bắc Ninh, không lưu trú ở Hà Nội. Hiện cả 3 đã được cách ly y tế, xét nghiệm cho kết quả âm tính lần 1.

Ông Hạnh nhận định, nguy cơ có bệnh nhân trong cộng đồng ở Hà Nội rất lớn, bởi một số nơi có biểu hiện chủ quan lơ là, đặc biệt dịp nghỉ lễ sẽ đi lại, du lịch nhiều hơn, tập trung đông người.

“Nguy cơ rất cao, như báo chí đưa tin, tại bến xe Mỹ Đình, ga tàu, rất nhiều nhóm người đến nơi công cộng mà không đeo khẩu trang”, ông Hạnh nêu. Theo ông Hạnh, tình trạng vượt biên trái phép vào Việt Nam vẫn diễn ra. “Giải trình mã gen virus ở Lào, Campuchia, Thái Lan đều cho thấy chủ yếu là biến thể ở Anh, ở Nam Phi, nếu lây trong cộng đồng tốc độ sẽ rất nhanh”, ông Hạnh nhận định.

Từ những phân tích trên, ông Hạnh đề nghị, thành phố cần siết chặt các biện pháp phòng chống dịch. “Chúng ta nhìn thấy tình trạng ở Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia như vậy phải tiếp tục siết chặt. Các địa phương cần cảnh giác với nguy cơ dịch bệnh, nhấn mạnh vai trò người đứng đầu”, ông Hạnh nói. (Tiền phong, trang 2+3)

 

Lập bệnh viện dã chiến ở Cần Thơ, điều chỉnh cấp cứu tương đương bệnh viện Chợ Rẫy

“Chúng ta phải xây dựng bệnh viện dã chiến ở đây mang tính khu vực để điều trị cho các bệnh nhân nặng. Vì vậy, việc thiết lập phòng ICU rất quan trọng. Tôi đề nghị Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Trường Đại học Y dược Cần Thơ phải tập trung phối hợp với TP Cần Thơ làm sao để có một bệnh viện dã chiến nhưng điều chỉnh mức độ cấp cứu tương đương như bệnh viện Chợ Rẫy” – Bộ trưởng Bộ Y tế – Nguyễn Thanh Long phát biểu chỉ đạo trong buổi làm việc với TP Cần Thơ ngày 26/4.

Ngày 26/4, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với TP Cần Thơ về công tác phòng chống dịch COVID-19.

Tại đây, Bộ trưởng đánh giá cao về công tác phòng chống dịch của thành phố. Triển khai hiệu quả tất cả các chỉ đạo của Chính phủ trong thời gian qua. Kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, mặc dù Cần Thơ là nơi đón nhận các chuyến bay từ quốc tế về rất nhiều. Sắp tới, thành phố cần chú trọng hơn nữa trong việc phòng chống dịch, nhất là đặc thù đầu mối giao thông của khu vực, lượng người đi qua thành phố rất dày đặc. Nhất là những ngày lễ sắp tới, vấn đề người dân đi du lịch lơ là trong phòng chống dịch là điều Bộ Y tế rất quan ngại.

Mặc khác, Bộ Y tế cũng đã cảnh báo có thể xuất hiện đợt dịch thứ 4. Đặc biệt, các tỉnh phía Nam có đường biên giới nối với Campuchia là khu vực được đánh giá là có nguy cơ lớn với dịch COVID-19 và thông thường ở biên giới, những đợt sau bao giờ cũng tàn khốc hơn đợt trước.

“Việc lây nhiễm từ Campuchia vào Việt Nam là hoàn toàn có thể, tình trạng nhập cảnh trái phép trên đường bộ, đường biển rất khó kiểm soát. Nhất là sắp tới, phần đông người Việt sau thời gian giãn cách xã hội tại Campuchia sẽ quay về nước. Nếu để xảy ra vấn đề về dịch thì nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt như: An ninh, kinh tế, an sinh xã hội,…của đất nước, sức khỏe của người dân” – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Cạnh đó, ông cũng đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Cần Thơ cần năng lực chuyên môn, để hỗ trợ cho các tỉnh bạn khi có tình huống xấu. Rà soát, tập trung các khu trọng điểm, trong đó có vấn đề về việc xét nghiệm; không được chủ quan nghĩ rằng địa phương không có ca nhập cảnh trái phép là yên tâm. Vì căn bệnh này lây nhiễm rất thầm lặng, khi bùng phát sẽ khó kiểm soát.

Ngoài ra, thành phố phải chuẩn bị kịch bản kể cả tuyến phường, xã cũng phải có cơ sở cách ly để kịp thời ứng phó nếu đặt trong tình huống dịch xảy ra ở cộng đồng cần phải cách ly một số lượng lớn và trong thời gian rất nhanh.

Sáng cùng ngày, đoàn công tác của Bộ Y tế cũng đến thăm và làm việc với Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Trường Đại học Y dược Cần Thơ.

Tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, lãnh đạo bệnh viện cho biết, hiện phòng xét nghiệm của đơn vị đã được công nhận đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định COVID-19. Tuy nhiên, vướng ở đây là tình trạng quá tải; trong khi quy mô toàn bệnh viện chỉ 1.000 giường nhưng số giường thực kê lên đến trên 1.400. Do đó, gây quá tải, khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19, bệnh viện đã yêu cầu các bộ phận khoa phòng siết chặt tuân thủ nguyên tắc phòng chống dịch ở cấp độ cao.

Trước tình trạng trên, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ phối hợp với địa phương, Trường đại học Y dược Cần Thơ, nhanh chóng hoàn thành bệnh viện dã chiến tuyến trung ương tại Cần Thơ quy mô 800 giường, sử dụng cơ sở vật chất sẵn có tại Trung tâm Y tế huyện Phong Điền.

Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ được giao là bệnh viện tuyến cuối, đầu mối hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị y tế, máy thở… cho bệnh viện dã chiến.

Làm việc tại Trường đại học Y dược Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá trường là đầu tàu trong việc đào tạo nhân lực cho ngành y ở vùng ĐBSCL, là cánh tay “nối dài” của Bộ Y tế trong công tác phòng chống dịch, hỗ trợ các tỉnh. Tăng cường đào tạo cho toàn bộ sinh viên y, cán bộ y tế của trường về công tác sàng lọc xét nghiệm sẵn sàng tất cả khi Bộ Y tế có nhu cầu điều động lên tuyến đầu chống dịch. (Tiền phong, trang 3)

 

Bộ trưởng Bộ Y tế: Cần gấp rút thiết lập bệnh viện dã chiến vùng tại TP Cần Thơ

Việc thiết lập Bệnh viện dã chiến vùng tại TP Cần Thơ với quy mô 800 giường không chỉ phục vụ nhu cầu điều trị bệnh nhân COVID-19 của TP Cần Thơ mà còn cho các tỉnh trong khu vực Tây Nam Bộ để sẵn sàng đối phó với tình huống dịch có các ca bệnh nặng. Cần triển khai ngay bệnh viện này, trên tinh thần càng nhanh càng tốt với quy mô tăng dần…

Đó là nhấn mạnh của GS.TS Nguyễn Thanh Long- Uỷ viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 tại buổi làm việc về công tác phòng chống dịch COVID-19 và công tác y tế của TP Cần Thơ.

BV dã chiến vùng là tuyến cuối điều trị bệnh nhân COVID-19

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long vấn đề trọng tâm và quan ngại hiện nay đối với khu vực Tây Nam Bộ, trong đó có TP Cần Thơ là nếu xuất hiện ca bệnh lây nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, các địa phương sẽ phản ứng lúng túng hơn trong cách ly, điều trị, bởi lâu nay các ca bệnh ở khu vực này chủ yếu là ca nhập cảnh được phát hiện trong các khu cách ly.

“Chúng tôi hoan ngênh các cơ sở y tế như BVĐK TW Cần Thơ, Đại học Y Dược Cần Thơ và BVĐK TP Cần Thơ cùng phối hợp để thiết lập BV dã chiến vùng tại TP Cần Thơ với quy mô 800 giường bệnh”- Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng nêu rõ, việc thành lập BV dã chiến vùng tại TP Cần Thơ không chỉ phục vụ nhu cầu điều trị bệnh nhân COVID-19 của TP Cần Thơ mà còn cho các tỉnh để điều trị các ca bệnh nặng.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị chính quyền TP Cần Thơ quan tâm đến việc xây dựng BV Dã chiến.

Phải có đơn vị hồi sức tích cực

Cho rằng việc thiêt lập phòng điều trị ICU trong BV dã chiến vùng là cần thiết, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu BV Chợ Rẫy phối hợp với các đơn vị liên quan thiết lập phòng ICU này, trong đó có tính toán đến khả năng mở rộng.

“Bộ Y tế đã chỉ đạo BV Chợ Rẫy xây dựng BV dã chiến tại Hà Tiên- Kiên Giang. Hiện nay BV này sắp đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, với đặc thù của khu vực có nguy cơ cao, do đó BV dã chiến vùng tại TP Cần Thơ sẽ là tuyến điều trị bệnh nhân COVID-19 cao nhất, phải xử lý được các ca bệnh nặng, nguy cấp và thực hiện công tác chỉ đạo điều trị cho các địa phương khác. BV dã chiến vùng này sẽ là “cánh tay nối dài” của Bộ Y tế, của BV Chợ Rẫy trong điều trị”- PGS. TS Lương Ngọc Khuê nói.

Nhiệm vụ số 1 của BV dã chiến vùng là thiết lập khoa cấp cứu có khả năng sử dụng kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO), cũng như các kỹ thuật cấp cứu về tim mạch, hô hấp và truyền nhiễm và phối hợp với các chuyên khoa cận lâm sàng khác để có thể đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng.

Nguy cơ xuất hiện đợt dịch thứ 4 hiện hữu

Đánh giá cao TP Cần Thơ đã triển khai đầy đủ các giải pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế , do vậy mặc dù thời gian qua đã liên tục tiếp nhận cách ly nhiều chuyến bay nhập cảnh và có ca bệnh nhập cảnh nhưng Cần Thơ đã làm tốt công tác cách ly, không để ca bệnh lây lan ra ngoài, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Cần Thơ lưu ý thực hiện đúng, thực hiện nghiêm, có hiệu quả các chỉ đạo liên quan công tác phòng chống dịch COVID-19, của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đối với phòng chống dịch COVID-19 tại các địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo người dân không lơ là mất cảnh giác trong phòng, chống dịch, thực hiện yêu cầu “5K”, thực hiện khai báo y tế tự nguyện…

Kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch COVID-19 và coi như đang có dịch

Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị TP Cần Thơ cần rà soát lại tất cả các kịch bản phòng chống dịch. Cần tiến hành khoanh vùng và xét nghiệm trên diện rộng nhưng phong toả trên diện hẹp, để làm được điều này thì năng lực chuyên môn và hậu cần phải chuẩn bị sẵn. Cần Thơ phải xác định chống dịch nhưng không chỉ làm cho địa phương mình mà còn phải hỗ trợ các tỉnh, thành khác trong khu vực.

Thứ hai, tập trung nâng cao năng lực giám sát, xét nghiệm. Dịch COVID-19 lây nhiễm thầm lặng, khi phát hiện ra thì đã lan nhiều. Do đó chúng ta càng phát hiện sớm, càng cách ly khoanh vùng sớm, càng làm giảm thiệt hại của dịch bệnh với kinh tế xã hội.

“Cần giám sát, sàng lọc, xét nghiệm và phát hiện sớm ca bệnh nghi nghờ tại các khu vực trọng yếu của các cơ sở y tế vì thường ca bệnh hay phát hiện ở bệnh viện”- Tư lệnh ngành y tế nhắc lại yêu cầu này.

Thứ ba, phải chuẩn bị kịch bản về cơ sở cách ly. “Bài học đắt giá trong phòng chống dịch là nếu chúng ta cách ly cùng 1 thời điểm nhiều người, trong 1 khu vực thì nguy cơ lây nhiễm trong khu cách ly là không tránh khỏi. Chuẩn bị cách ly  tập trung từ tuyến phường, xã nhưng phải đảm bảo đúng quy định. Phải hành động nhanh, quyết liệt và kiểm soát tốt tình hình dịch tại địa phương để kiểm soát tốt lây nhiễm trong cộng đồng”- GS.TS Nguyễn Thanh Long nói.

Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị TP Cần Thơ và các địa phương kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch COVID-19 và coi như đang có dịch; đồng thời coi công tác phòng chống dịch COVID-19 là một nhiệm vụ trọng tâm, quyết tâm kiểm soát và khống chế nếu dịch xảy ra.

Về công tác tiêm vắc xin phòng chống dịch, cần thực hiện theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế, đảm bảo tiêm chủng đúng đối tượng, đúng thời hạn.

Tại buổi làm việc, Bộ Y tế đã trao tặng ngành y tế Cần Thơ 2 máy thở cao cấp Bennet 840; 61 máy thở VFS410; 20 máy thở Eliciae MV20; 300.000 khẩu trang y tế; 2.000 khẩu trang và 3.000 bộ quần áo chống dịch. (Sức khỏe & Đời sống, trang 3)

 

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Khẩn trương đưa BVĐK TW Cần Thơ thành bệnh viện hạng đặc biệt vào năm 2023

Bộ Y tế coi BVĐK TW Cần Thơ, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là những cơ sở y tế trọng điểm chuyên sâu phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây vừa là nhiệm vụ chính trị vừa là nhiệm vụ chuyên môn. Do đó, trong tiến trình phát triển phải sớm đưa BVĐK TW Cần Thơ thành BV hạng đặc biệt vào năm 2023.

Đó là nhấn mạnh của GS.TS Nguyễn Thanh Long- Uỷ viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 khi đến thăm, kiểm tra công tác phòng chống dịch và làm việc tại BVĐK Trung ương Cần Thơ sáng ngày 26/4.

Làm chủ nhiều kỹ thuật cao, rút ngắn ngày điều trị

Báo cáo tại buổi làm việc, BSCK II Nguyễn Minh Vũ- Giám đốc BVĐK TW Cần Thơ cho biết, tổng số khám chữa bệnh năm qua của BV là 488.003 lượt người bệnh. Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú là 67.918 lượt. Tổng số ca phẫu thuật là 21.983 ca, trong đó phẫu thuật loại đặc biệt và loại I chiếm 71%.

Tỷ lệ thực hiện dịch vụ kỹ thuật trong phạm vi phân tuyến theo Thông tư 43 và 50 của Bộ Y tế đạt 82,7%. Năm 2020, BV triển khai thêm 43 kỹ thuật lâm sàng và cận lâm sàng mới. Ngày điều trị trung bình của người bệnh nội trú: 6,6 ngày (giảm 2,4 ngày).

Trong năm qua, BVĐK TW Cần Thơ đã nhận chuyển giao thành công kỹ thuật phẫu thuật tim hở và đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn từ BV Chợ Rẫy, có thể thực hiện độc lập các trường hợp phẫu thuật tim.

BV cũng đã thực hiện nhiều kỹ thuật cao, chuyên sâu trong điều trị các bệnh lý về tim mạch (đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn; Can thiệp mạch vành); Can thiệp mạch não, mạch tạng, nút mạch cầm máu dưới DSA đã được triển khai thường quy; Các phẫu thuật thay khớp, phẫu thuật cột sống, phẫu thuật thần kinh-sọ não cũng đã triển khai tại đây.

Với sự hỗ trợ về chuyên môn của BV Chợ Rẫy, BVĐK TW Cần Thơ đã triển khai được kỹ thuật ECMO.

BVĐK TW Cần Thơ cũng đã tham gia vào hệ thống ghép tạng quốc gia, đưa êkip phẫu thuật lấy và ghép, bác sỹ nội thận học tại BV Chợ Rẫy, đã xây dựng đề án trình Bộ Y tế triển khai kỹ thuật ghép thận tại BV, đang chỉnh sửa và chờ thẩm định.

Về công tác phòng chống dịch COVID-19, BVĐK TW Cần Thơ đã tiến hành các giải pháp theo quy định của Bộ Y tế, đã tiến hành phân luồng, thiết lập phòng khám sàng lọc; chủ động trong vấn đề xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2.

Tại buổi làm việc, BVĐK TW Cần Thơ kiến nghị Bộ Y tế hỗ trợ BV cải tạo, mở rộng khu vực phòng mổ; mở rộng diện tích để phát triển Khoa Đột quỵ thành Trung tâm đột quỵ; mở rộng diện tích để phát triển thêm Trung tâm chấn thương chỉnh hình…

“Thực hiện tất cả các giải pháp để chăm sóc sức khoẻ người dân các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tốt hơn”

Phát biểu tại buổi làm việc, GS.TS Nguyễn Thanh Long đánh giá cao những kết quả BVĐK TW Cần Thơ đã đạt được trong công tác chuyên môn, mong BV tiếp tục đoàn kết, phát huy những thế mạnh để ngày càng chăm sóc sức khoẻ người dân trong khu vực tốt hơn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Bộ Y tế coi BVĐK TW Cần Thơ, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là những cơ sở y tế trọng điểm chuyên sâu phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây vừa là nhiệm vụ chính trị vừa là nhiệm vụ chuyên môn. Do đó, trong tiến trình phát triển phải sớm đưa BVĐK TW Cần Thơ thành BV hạng đặc biệt vào năm 2023.

“Giám đốc BV cho biết theo kế hoạch phát triển đến năm 2025 sẽ hoàn thành việc đưa BVĐK TW Cần Thơ thành BV hạng đặc biệt. Tuy nhiên chúng tôi yêu cầu năm 2023 phải hoàn thành, phải tăng tốc việc này, không thể kéo dài thêm. Chúng ta phải nỗ lực, thực hiện tất cả các giải pháp để chăm sóc sức khoẻ người dân các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long tốt hơn” – Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Để đạt tiến độ này, Bộ trưởng yêu cầu BVĐK TW Cần Thơ phải bắt tay làm ngay rà soát lại về nhân lực chất lượng cao và nhu cầu phát triển để có kế hoạch đào tạo, thu hút nhân lực; đồng thời rà soát lại tất cả những kỹ thuật chuyên môn sâu để có kế hoạch đào tạo, tiếp nhận chuyển giao… làm sao để thực hiện được ít nhất 95% kỹ thuật chuyên sâu so với BV Chợ Rẫy.

Liên quan đến đề xuất của BVĐK TW Cần Thơ về việc Bộ Y tế hỗ trợ nguồn kinh phí để BV cải tạo, mở rộng khu vực phòng mổ; mở rộng diện tích để phát triển Khoa Đột quỵ thành Trung tâm đột quỵ; mở rộng diện tích để phát triển thêm Trung tâm chấn thương chỉnh hình… Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long giao lãnh đạo các Vụ/Cục chức năng của Bộ phối hợp với bệnh viện để bàn thảo phương án triển khai phù hợp, hiệu quả.

“Quan điểm chung là sẽ giao BV chấn thương chỉnh hình mà Bộ Y tế đã khởi công cuối năm ngoái về BVĐK TW Cần Thơ quản lý để thành lập Trung tâm chấn thương chỉnh hình. Do đó, BV cần sớm tiếp cận vấn đề thiết kế, xây dựng để sau này tiếp quản hoạt động hiệu quả”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Về Đề án thành lập Trung tâm ghép tạng của BVĐK TW Cần Thơ, PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho hay, Bộ Y tế ủng hộ và yêu cầu BV sớm hoàn thiện các yêu cầu về kỹ thuật, bước đầu làm thí điểm, kết nối với BV Chợ Rẫy để chuyển giao dần dần.

Tại BVĐK TW Cần Thơ, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã đến thăm, động viên và tặng quà các bệnh nhân đang điều trị hồi sức tại phòng hồi sức thần kinh- Khoa Đột quỵ.

Bộ trưởng cũng đã hỏi thăm động viên các nhân viên y tế làm việc tại đây và yêu cầu BVĐK TW phải bố trí tăng cường điều dưỡng làm việc tại khu vực này để đảm bảo chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân. (Sức khỏe & Đời sống, trang 3)

 

Ứng phó nguy cơ Covid-19 lây lan dịp nghỉ lễ

Trước làn sóng người tập trung khá lớn để đi du lịch, tham gia các hoạt động văn hóa, có nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 trong dịp nghỉ lễ sắp tới, nhiều tỉnh thành gấp rút chuẩn bị phương án ứng phó.

Chiều 26.4, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Hà Nội, UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện nâng mức cảnh báo nguy cơ dịch lên mức độ cao; ngăn chặn kịp thời các trường hợp nhập cảnh trái phép; nắm bắt kịp thời với các cá nhân, gia đình đến các địa phương khác trong dịp nghỉ lễ, có hồ sơ để nếu cần thì kịp thời ứng phó…

Còn theo Sở Y tế Quảng Ninh, ngày 21.4 tại TX.Đông Triều xuất hiện ca tái nhiễm (F0) là một công nhân Công ty TNHH điện tử Poyun Việt Nam. Bệnh nhân sau khi hết cách ly trở về gia đình thì bất ngờ phát hiện tái nhiễm Covid-19. Dịp nghỉ lễ 30.4 – 1.5 sẽ có hàng vạn khách du lịch về Quảng Ninh, đặc biệt là khi địa phương này tổ chức khoảng 27 chương trình văn hóa, hoạt động du lịch với quy mô lớn, lượng người tập trung khá lớn. Do vậy, nguy cơ dịch Covid-19 tái bùng phát là không loại trừ. Tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, sẵn sàng các kịch bản ứng phó nếu có dịch bùng phát trở lại; đảm bảo duy trì “mục tiêu kép”, phòng chống dịch gắn với phát triển kinh tế – xã hội…

Ở phía nam, ngày 26.4, tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết trong bối cảnh dịch bệnh ở các nước trong khu vực diễn ra phức tạp, TP.HCM quyết định không bắn pháo hoa dịp 30.4. Ông Phong yêu cầu kích hoạt lại toàn bộ các bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch Covid-19 ở các lĩnh vực: giao thông công cộng, du lịch, công thương, khu công nghiệp, khu chế xuất.

Cũng trong ngày 26.4, đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về công tác cách ly chuyên gia, nhân viên nhập cảnh vào Việt Nam và phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh. Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang nơi công cộng; ngành y tế tỉnh phải phát hiện thật sớm các trường hợp nhập cảnh trái phép, các ca bệnh, để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng; phát huy vai trò của các tổ dân cư, người dân trong công tác phòng, chống dịch…

Cùng ngày, đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn dẫn đầu đã đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại An Giang. Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết chỉ 2 tỉnh Kandal và Takeo (Campuchia) có khoảng 28.000 người Việt Nam sinh sống, trong đó có hơn 22.000 người quê An Giang. Nếu cùng lúc có lượng người lớn trở về địa phương tránh dịch thì các khu cách ly của tỉnh sẽ không thể chứa hết. An Giang đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chỉ đạo các tỉnh tuyến sau sẵn sàng hỗ trợ cho An Giang và các tỉnh có biên giới giáp Campuchia như: Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Tây Ninh tiếp nhận người dân để cách ly trong trường hợp có nhiều người trở về địa phương. Ông Bình cũng đề xuất cho An Giang ngưng phân bổ người nhập cảnh theo các chuyến bay ở các nước về để tỉnh tập trung đảm bảo công tác phòng, chống dịch tại biên giới.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị tỉnh An Giang nên có kịch bản ứng phó với tình hình Covid-19 sắp tới, nhất là trong trường hợp hàng chục ngàn người trở về địa phương. Ông Sơn lưu ý, sắp bước vào kỳ nghỉ lễ 30.4 – 1.5 và tại An Giang sẽ diễn ra lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam có rất đông người dự nên tỉnh cần kiểm soát tốt tình hình, công tác phòng chống dịch, thực hiện tốt việc khử khuẩn và xử phạt nghiêm những người không đeo khẩu trang nơi công cộng…

Do tình hình dịch tại các nước láng giềng diễn biến phức tạp, tại cuộc họp báo quý 1 chiều 26.4, bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế TP.Đà Nẵng, cho biết TP “chưa tính đến” việc áp dụng hộ chiếu vắc xin.

Nhận định nguy cơ bùng phát dịch trong nước rất hiện hữu, Phó bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết yêu cầu các ngành cần tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch. Theo Sở Du lịch TP.Đà Nẵng, dịp nghỉ lễ sắp tới kéo dài 4 ngày (từ 30.4 – 3.5), TP.Đà Nẵng dự kiến đón 129.500 lượt khách, chủ yếu là khách nội địa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, cơ sở lưu trú, khu điểm du lịch bắt buộc phải chuẩn bị sẵn sàng điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực… và đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 để đón du khách. Toàn bộ du khách bắt buộc phải đeo khẩu trang nơi công cộng, đo thân nhiệt và khai báo y tế khi vào nơi tham quan.

Tại Quảng Ngãi, theo ông Nguyễn Quốc Việt, Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND H.Lý Sơn, dịp lễ 30.4 và 1.5, dự kiến lượng du khách ra đảo sẽ rất đông, khoảng từ 3.000 – 4.000 lượt khách/ngày. Toàn đảo hiện có 8 khách sạn, 60 nhà nghỉ, còn lại là dịch vụ homestay, với trên 1.000 phòng ở, nhưng khách đã đặt kín hết. UBND H.Lý Sơn đã chỉ đạo cho ngành chức năng địa phương họp tất cả các chủ phương tiện đưa đón khách từ đất liền ra đảo và ngược lại, triển khai công tác phòng chống Covid-19 trong dịp lễ. Khi khách lên tàu, phải nhắc nhở đeo khẩu trang, sát khuẩn, khai báo y tế.

Siết đường biên

Các tỉnh có đường biên giới chung với các nước hiện đang bùng phát dịch Covid-19 cũng đã có những biện pháp siết chặt kiểm soát đường biên. Ngày 26.4, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết đã giao các đơn vị liên quan, đặc biệt là Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh, tăng cường phòng, chống dịch Covid-19, nhất là tuyến biên giới Việt – Lào. Yêu cầu đặt ra là giám sát chặt xuất nhập cảnh qua biên giới, đặc biệt với khu vực cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và cửa khẩu quốc tế La Lay.

Còn đại tá Trần Tiến Hiền, Phó chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Quảng Nam, cho biết có 21 chốt được duy trì với gần 200 cán bộ chiến sĩ BĐBP, công an, dân quân các xã biên giới cùng 17 tổ tuần tra lưu động siết chặt các đường mòn dọc tuyến biên giới Việt – Lào. BĐBP Quảng Nam cũng đã thiết lập đường dây nóng, thường xuyên trao đổi với lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn Lào, không để xảy ra tình trạng người nhập cảnh trái phép.

BĐBP tỉnh Quảng Bình cũng đã chủ động triển khai “nhiệm vụ kép”, vừa quản lý bảo vệ biên giới, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm vừa phòng chống dịch Covid-19. Có 30 tổ, chốt kiểm soát cố định và lưu động được duy trì, cùng 153 cán bộ, chiến sĩ tuần tra, kiểm soát, mật phục, chốt chặn nghiêm ngặt 24/7 tại khu vực biên giới và các tuyến đường mòn.

Tỉnh Tây Ninh ngày 26.4 yêu cầu các lực lượng chức năng phối hợp 5 địa phương có đường biên giới với Campuchia không lơ là, chủ quan, tăng cường kiểm soát biên giới ở mức cao nhất, không để lọt nhập cảnh trái phép. (Thanh niên, trang 2+3)

 

Nguy cơ dịch Covid-19 xâm nhập là hiện hữu

Về nguy cơ dịch Covid-19 xâm nhập, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng diễn biến tình hình dịch Covid-19 trên thế giới và trong khu vực khiến nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ nước ngoài vào Việt Nam rất lớn.

Có thể xuất hiện đợt dịch thứ 4

“Chúng tôi đánh giá, Tây Nam bộ là điểm nóng và Bộ Y tế đã chủ động, quyết liệt chỉ đạo khu vực Tây Nam bộ tăng cường phòng chống dịch, để làm sao khống chế, kiểm soát và không luống cuống, bối rối khi xảy ra dịch”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói và cho biết thêm: “Diễn biến dịch Covid-19 trên toàn cầu, nhất là tại các nước trong khu vực đang phức tạp, chúng tôi rất lo ngại về nguy cơ dịch Covid-19 lây nhiễm vào Việt Nam, trong đó các nước như Campuchia, Lào đều ghi nhận số mắc tăng cao trong những ngày gần đây”.

Ông Long cũng lưu ý: “Trong thời gian qua, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế liên tục có những cảnh báo với việc có thể xuất hiện đợt dịch thứ 4 ở Việt Nam. Đây là nguy cơ hiện hữu. Chúng tôi lo ngại, nguy cơ lây nhiễm từ ngoài vào Việt Nam cộng thêm việc một bộ phận người dân lơ là, mất cảnh giác với việc lây nhiễm Covid-19”.

“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên tục có những chỉ đạo với công tác phòng, chống dịch Covid-19, liên tục có cảnh báo với người dân, đồng thời triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn lây nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam. Còn trong nước, chúng ta cũng chuẩn bị các kịch bản trong tình huống dịch lan rộng, tình huống dịch xuất hiện tại địa phương, nhất là với khu vực Tây Nam bộ”, Bộ trưởng Bộ Y tế nói.

Tính đến tình huống ca bệnh trong cộng đồng

Người đứng đầu ngành y tế bày tỏ: “Bộ Y tế đang rất lo lắng về nguy cơ bùng phát dịch tại Tây Nam bộ. Vì thế, Bộ Y tế đã thành lập 5 đoàn công tác do bộ trưởng và 4 thứ trưởng đến tất cả các tỉnh, thành trong khu vực để rà soát tất cả các vấn đề liên quan tới việc ứng phó dịch Covid-19 tại từng địa phương. Chúng tôi đã chuẩn bị các kịch bản nếu khu vực này xuất hiện ca nhiễm cộng đồng; có ca lây nhiễm trong cộng đồng mà chúng ta không biết; xuất hiện lây nhiễm mạnh trong cộng đồng. Tất cả kịch bản này chúng tôi đều rà soát, đánh giá lại và khuyến cáo các địa phương điều chỉnh trong quá trình kiểm tra”.

“Một điểm rất lo lắng là nguy cơ các biến chủng kép SARS-CoV-2 tại Ấn Độ hoặc biến chủng của Anh tại Campuchia rồi xâm nhập vào nước ta mà chúng ta không biết được. Do đó, việc lây nhiễm cộng đồng có thể xảy ra và nguy cơ rất lớn. Từ ổ dịch nhỏ thành ổ dịch lớn. Chúng tôi rất quyết liệt chỉ đạo khu vực này để làm sao khống chế, kiểm soát khi xảy ra tình hình dịch, không luống cuống, bối rối hay chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch”, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định. (Thanh niên, trang 2+3)

 

Phải triển khai nghiêm ngặt phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp

Trong khi các nước láng giềng đang phải chống chọi với dịch COVID-19 bùng phát mạnh, thì khả năng dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam, lây lan ra cộng đồng, nhất là lây nhiễm cho công nhân các khu công nghiệp là rất lớn. Trong đợt dịch COVID-19 thứ 3 (dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu) tại Việt Nam, ổ dịch bùng phát tại khu công nghiệp Chí Linh, tỉnh Hải Dương với hơn 2.000 công nhân đang làm việc. Cả nước đã phải nỗ lực rất lớn, huy động tổng lực mới dập tắt được dịnh bệnh. Để đối phó với nguy cơ đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 tại Việt Nam, ngoài việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh ở cộng đồng, cần đặc biệt chú trọng công tác phòng, chống dịch trong CNLĐ, bảo vệ sản xuất, bảo vệ NLĐ, quyết không để dịch COVID-19 bùng phát trong khu công nghiệp.

Tháng 1.2021, hàng chục công nhân của Công ty TNHH POYUN ở Chí Linh (Hải Dương) đã bị nhiễm COVID-19. Ngoài ra, cũng đã có nhiều người ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh xác định nhiễm COVID-19 có liên quan yếu tố dịch tễ Công ty TNHH POYUN. Với tình hình diễn biến dịch COVID-19 phức tạp và nhiều nguy cơ như hiện nay các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp phải có những kiểm soát chặt chẽ, không để dịch bệnh bùng phát.

Không để lơ là phòng chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp

Về tình hình phòng chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng cho biết: Nhìn từ bài học rút ra từ vụ dịch ở Hải Dương vừa qua, có thể thấy, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp là nơi có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 rất cao do số lượng công nhân đông đúc, làm việc tập trung… Sắp tới, dịp nghỉ Lễ 30.4- 1.5, khi được nghỉ, công nhân người lao động sẽ đi du lịch, về quê… Nếu trong cộng đồng có ca mắc COVID-19, thì công nhân, người lao động rất dễ bị lây nhiễm. Chỉ một công nhân, người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp bị lây nhiễm thì nhà máy đó rất dễ trở thành ổ dịch COVID-19. Vì vậy, việc phòng chống dịch ở tất cả các nhà máy, ở cả khi công nhân người lao động khi ở ngoài cộng đồng đều hết sức cần thiết.

PGS Trần Đắc Phu chỉ rõ, bài học lớn nhất từ sau vụ dịch ở Hải Dương mà tâm dịch là Công ty Poyun, là Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế đã ban hành quy trình kiểm soát, chống dịch, giữ an toàn trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp rồi nhưng họ lại không thực hiện theo. Đây chính là một trong những lý do khiến dịch bùng phát mạnh, với số ca mắc rất nhiều.

“Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã kêu gọi, yêu cầu phải xây dựng bản đồ an toàn các nhà máy xí nghiệp nhưng theo tôi biết thì đến nay không có nhiều địa phương thực hiện. Nếu cứ tình trạng như thế này, khi cộng đồng có một ca nhiễm bệnh thì các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp sẽ vô cùng nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm, trở thành ổ dịch rất cao” – PGS Trần Đắc Phu cảnh báo.

Theo PGS Trần Đắc Phu, các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp phải triển khai nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là phải quản lý được công nhân, người lao động đi lại dịp 30.4-1.5, khi họ đi đâu về phải khai báo y tế và yêu cầu thực hiện biện pháp 5K nghiêm túc.

“Đặc biệt phải có các biện pháp phát hiện sớm các trường hợp ho, sốt, khó thở, và những người có nguy cơ khác để báo cho nhân viên y tế ngay” – PGS Trần Đắc Phu nói.

Nhiều công nhân có tâm lý chủ quan

Trao đổi với phóng viên trên đường đi làm, chị Nông Thị Phương (công nhân một công ty điện tử trong khu công nghiệp) cho biết: “Trước đây, khi chưa có dịch COVID-19, công nhân vẫn đeo khẩu trang để chống bụi. Khi có dịch, công nhân càng tích cực đeo khẩu trang hơn. Tuy nhiên, thời gian này, tôi nhận thấy, có thêm nhiều công nhân không đeo khẩu trang so với thời điểm “đỉnh” dịch. Có lẽ là mọi người thấy dịch đã lắng xuống nên có tâm lý chủ quan” – chị Phương chia sẻ.

Chị Phương nói thêm, công ty nơi chị làm việc vẫn yêu cầu công nhân đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, đo thân nhiệt. Công ty còn triển khai lắp vách ngăn tại bàn ăn của công nhân để phòng chống COVID-19.

Cũng vì thấy ít nguy cơ của dịch COVID-19 nên dịp nghỉ lễ 30.4 sắp tới, chị Phương đã lên kế hoạch cùng nhóm bạn 10 người đi du lịch “phủi” tại Cao Bằng.

“Tôi không lo ngại dịch COVID-19 lắm, vì tôi chỉ đi cùng nhóm bạn thân, hơn nữa, nơi chúng tôi đến là nơi hẻo lánh, ít người, chứ không phải những địa điểm tập trung đông người” – chị Phương chia sẻ.

Anh Nguyễn Thanh Tâm, thuê trọ tại toà nhà CT1-A, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội cho hay, tại công ty nơi anh làm việc vẫn duy trì những biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay…, nhưng tại khu nhà ở, thời gian gần đây, nhiều người không còn duy trì các thói quen phòng dịch như trước.

“Đi chợ Mun, tôi quan sát có người đeo khẩu trang, có người không. Còn ở toà nhà, trước đây người dân tự trang bị bình sát khuẩn chung, nhưng thời gian này không còn duy trì nữa” – anh Tâm cho hay.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tại một số hàng, quán tại khu vực này, nhiều khách hàng là công nhân khi đến quán thường không đeo khẩu trang.

Công nhân “vượt chốt”

Quan sát của phóng viên trên đường nội bộ của Khu công nghiệp Thăng Long vào đầu giờ chiều 26.4 cho thấy, hầu hết công nhân đến nơi làm việc đều nghiêm túc đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế.

13h40 ngày 26.4, theo ghi nhận của Lao Động công nhân liên tục vào Công ty Fujikin Việt Nam (Khu công nghiệp Thăng Long) để làm ca. Các công nhân hầu như đều đo nhiệt độ, nhưng vẫn có người “vượt chốt”.

Ngay tại thời điểm phóng viên ghi hình tại đây, khi bảo vệ đang đo thân nhiệt cho một công nhân, một nữ công nhân khác đã phóng xe máy thẳng vào trong. Nhân viên bảo vệ tại đây cũng chỉ biết gọi với theo, chứ không thể “mời” công nhân này ra để đo.

Theo nhân viên bảo vệ, việc đo thân nhiệt đã được công ty duy trì ngay từ khi có dịch đến thời điểm hiện tại để sàng lọc ngay từ cổng những người có thân nhiệt cao, phòng tránh nguy cơ lây lan dịch COVID-19. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên tại khu công nghiệp này, có nhiều công ty không còn tổ chức đo thân nhiệt cho công nhân từ cổng ra vào. Công nhân chỉ cần đến gửi xe rồi đi vào trong công ty, không phải qua khâu kiểm tra thân nhiệt.

Anh Nguyễn Văn N. (công nhân công ty điện tử) cho biết, công ty anh không còn duy trì đo thân nhiệt, sát khuẩn tay cho công nhân. Công nhân chỉ còn đeo khẩu trang.

“Nhiều người có tâm lý chủ quan khi dịch COVID-19 hiện đã được kiểm soát tốt. Ngay cả bản thân tôi cũng vậy. Đi làm thì tôi đeo khẩu trang, còn đi chợ, hay ra những chỗ đông người, tôi không đeo” – anh N. chia sẻ. (Lao động, trang 1)

Bài viết liên quan

Điểm báo ngày 13/8/2018

admin

Điểm báo ngày 20/8/2019

CDC Hà Nam

Điểm báo ngày 20/11/2019

CDC Hà Nam

Để lại bình luận