Sẽ có thêm 31 triệu liều vaccine Covid-19 của Pfizer
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 17-5, Bộ Y tế đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ KH-ĐT, Bộ Tư pháp xin ý kiến các thành viên Chính phủ để thống nhất việc mua vaccine Covid-19 của Công ty Pfizer (Mỹ) và chuẩn bị ký thỏa thuận mua 31 triệu liều vaccine với Pfizer trong thời gian sớm nhất. Quá trình đàm phán để đi đến thỏa thuận này với Pfizer đã được Bộ Y tế liên tục thúc đẩy trong suốt thời gian qua. Đại diện Pfizer tại Việt Nam đã ghi nhận những nỗ lực và mong muốn của Bộ Y tế để có thể có vaccine cho người dân.
Nội dung đàm phán tập trung vào những điều khoản trong thỏa thuận giữa hai bên liên quan đến trách nhiệm pháp lý, vấn đề thanh toán, bồi hoàn và các rủi ro khi thực hiện thỏa thuận trên nguyên tắc bảo đảm tuân thủ luật pháp của Việt Nam và luật pháp quốc tế. Theo kế hoạch, Việt Nam sẽ có 31 triệu liều vaccine của Pfizer vào quý 3, 4 năm nay.
mHưởng ứng lời kêu gọi “Toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19”, chiều 18-5, ông Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đã tiếp nhận số tiền 45,7 tỷ đồng từ cộng đồng người yêu hoa lan Việt Nam nhằm góp thêm nguồn lực cùng Đảng, Nhà nước đẩy lùi dịch bệnh (Sài Gòn giải phóng, trang 7).
Tập trung dập dịch ở Bắc Giang
Tối 18-5, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, trong ngày, cả nước có thêm 153 ca mắc Covid-19, trong đó có 1 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Đà Nẵng; 152 ca mắc còn lại ghi nhận tại các khu vực đã được cách ly và phong tỏa ở trong nước, nhiều nhất vẫn là Bắc Giang có 96 ca, Hà Nội 19 ca, Bắc Ninh 16 ca.
Tính đến tối cùng ngày, Việt Nam có 3.042 ca mắc Covid-19 ghi nhận trong nước và 1.470 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27-4 đến nay là 1.472.
Trước một số ý kiến đề cập tới vấn đề giãn cách xã hội khi số ca mắc Covid-19 liên tục tăng cao gần đây, trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nêu rõ, giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19 của Chính phủ đã rất rõ. Căn cứ vào tình hình thực tiễn, căn cứ vào phân tích về dịch bệnh của địa phương, các vấn đề về phòng chống dịch bệnh, địa phương sẽ quyết định giãn cách theo Chỉ thị 15 hay Chỉ thị 16 trên từng địa bàn. Tuy nhiên, nếu giãn cách xã hội cả một tỉnh thì địa phương phải báo cáo Chính phủ.
Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và đoàn công tác đã tới kiểm tra tình hình dịch Covid-19 tại một số khu công nghiệp (KCN) và bệnh viện của tỉnh Bắc Giang. Ngay sau buổi kiểm tra, đoàn công tác và lãnh đạo tỉnh Bắc Giang đã họp trực tuyến với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19.
Theo ông Lê Anh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, đến sáng 18-5, toàn tỉnh đã ghi nhận 411 bệnh nhân Covid-19, 6.581 người thuộc diện F1 và hơn 30.650 trường hợp F2. Hiện Bắc Giang có 3 ổ dịch, tại Công ty Shin Young (KCN Vân Trung), Công ty Hosiden Việt Nam (KCN Quang Châu) và một số công ty thuộc KCN Đình Trám với 5 bệnh nhân Covid-19. Bắc Giang dự kiến số mẫu xét nghiệm cho công nhân làm việc tại các KCN, cụm công nghiệp và người có nguy cơ trong cộng đồng khoảng 300.000 mẫu. Số trường hợp dương tính cần điều trị 500-1.000 người. Hiện nay, Bắc Giang đã thực hiện giãn cách xã hội đối với 4 huyện gồm: Việt Yên, Lạng Giang, Lục Nam và Yên Dũng.
Phát biểu chỉ đạo công tác chống dịch, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, trong tình hình hiện nay, Bắc Giang cần xét nghiệm PCR mẫu gộp. Bộ Y tế đã có hướng dẫn xét nghiệm mẫu gộp 5 mẫu đơn nhưng Đà Nẵng đã làm đến mẫu gộp 10 mẫu đơn, thậm chí 20 mẫu đơn. Trước áp lực số ca mắc Covid-19 tiếp tục tăng, kéo theo số F1 phải cách ly lớn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tỉnh Bắc Giang rà soát các khu nhà ở công nhân, các trường, ký túc xá, tiến hành lắp đặt camera giám sát từng phòng, tổ thông tin của ban chỉ đạo và đội ngũ tình nguyện viên giám sát, thông báo ngay khi người cách ly có vi phạm. Cùng với đó, Bắc Giang phải linh hoạt, không nên cứng nhắc khi áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội trên địa bàn, trong đó có các KCN theo Chỉ thị 15 hay Chỉ thị 16.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, việc ngừng hoạt động cả KCN không chỉ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế mà công nhân nghỉ việc sẽ gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý phòng chống dịch. Thay vào đó, tỉnh Bắc Giang cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ, thậm chí xét nghiệm hàng ngày đối với các công ty chưa có ca nhiễm để tiếp tục sản xuất. Kinh nghiệm của TP Đà Nẵng cho thấy, vẫn có thể duy trì hoạt động sản xuất của các nhà máy được đảm bảo an toàn trong KCN, nhưng nhà máy nào, phân xưởng nào đã khoanh vùng, cách ly, phong toả thì phải thật chặt chẽ.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh Bắc Ninh về phòng chống dịch Covid-19. Tại cuộc làm việc, bà Nguyễn Hương Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, tính đến trưa 18-5, Bắc Ninh có 297 ca mắc Covid-19 điều trị tại 12 cơ sở y tế. (Sài Gòn giải phóng, trang 7).
Những người hùng nơi tâm dịch
Tính đến sáng 18-5, tỉnh Bắc Ninh ghi nhận 290 ca mắc Covid-19 tại 3 ổ dịch, cùng với đó là hàng chục ngàn trường hợp F1 và F2. Tâm dịch của Bắc Ninh là xã Mão Điền, huyện Thuận Thành. Suốt những ngày qua, nhịp sống của người dân nơi đây khá trầm lặng, ngõ xóm vắng tanh, tương tác xã hội bị hạn chế tối đa.
Quên ngày, giờ
Đến nay, tất cả xã, thị trấn của huyện Thuận Thành triển khai các chốt kiểm soát phòng chống dịch, cả huyện trong trạng thái phong tỏa, “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Ngược với nhịp sống chậm lại của người dân, lực lượng y tế và các ngành chức năng địa phương lại bước vào cuộc chạy đua truy vết, khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm. Bác sĩ Vương Thị Tuyến, Trưởng khoa Xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh – Thăm dò chức năng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bắc Ninh, giọng khản đặc sau nhiều ngày thức trắng, nói: “Từ hôm Bắc Ninh bùng phát dịch đến nay, chúng tôi làm việc cả ngày và đêm”. Trong khi đó, chồng bác sĩ Tuyến làm việc ở Ban An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh, đợt này cũng được tăng cường vào lực lượng phòng chống dịch bệnh của địa phương phải vắng nhà dài ngày, nên con cái anh chị tự thân vận động.
Khu vực tầng 3 CDC tỉnh Bắc Ninh, nơi đặt phòng xét nghiệm virus SARS-CoV-2, hoạt động hết công suất. Cán bộ xét nghiệm của trung tâm chạy đua cùng thời gian, tận dụng từng phút để thực hiện xét nghiệm. Chưa đến 1 tuần, 3 hệ thống xét nghiệm PCR Realtime tại đây đã chạy liên tục để xét nghiệm hơn 41.000 mẫu; 30 y bác sĩ được huy động phục vụ công tác xét nghiệm cũng ở lại cơ quan trong suốt thời gian qua. Để thực hiện nhanh nhất, chuẩn xác nhất, 21 cán bộ xét nghiệm được chia làm 3 ca, duy trì hoạt động xét nghiệm suốt 24 giờ. “Có những ca trực, chúng tôi thực hiện xét nghiệm 3.000 mẫu gộp, mục tiêu đạt 10.000 mẫu gộp 1 ngày. Cơ quan bố trí khu vực ăn, ngủ tại chỗ để các ca trực bảo đảm tiến độ và chất lượng hoạt động chuyên môn”, bác sĩ Tuyến chia sẻ.
Vượt qua áp lực
Từ đầu đợt dịch thứ 4 tới nay, bà Ngô Thị Xuân, Giám đốc CDC tỉnh Bắc Ninh, ở lại nơi làm việc, tránh tiếp xúc với người thân. Cán bộ lãnh đạo làm gương nên nhiều cán bộ trẻ cũng noi theo. Giờ nghỉ, ai nấy nhai trệu trạo miếng cơm, nước mắt và mồ hôi túa ra trong bộ quần áo bảo hộ, nhưng vẫn phải cố gắng để có sức khỏe làm việc tiếp.
Bác sĩ Xuân kể, ở đợt cao điểm thực hiện công tác lấy mẫu, truy vết xuyên đêm ở ổ dịch Mão Điền, huyện Thuận Thành, lực lượng y tế đã lấy gần 11.000 mẫu để xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trong 1 đêm. Các cán bộ y tế suốt nhiều ngày căng mình đi lấy mẫu cho vài ngàn người, mặc bộ đồ bảo hộ 2 lớp kính, hơi thở và mồ hôi mờ cay mắt. Cả một ngày, họ chỉ có nửa giờ buổi trưa để ăn, thậm chí nước cũng không dám uống nước vì không thể đi vệ sinh. Vất vả đến mức đã có 3 cán bộ y tế là các chị Lê Thị Huệ, Lê Thị Trâm, Đỗ Thị Thu Thủy đã ngất xỉu vì làm việc liên tục nhiều giờ dưới trời nắng nóng. Trong hoàn cảnh như vậy, các y bác sĩ chỉ biết nắm tay, động viên nhau cố gắng: “Bao giờ hết dịch, chúng ta lại được trở về với gia đình”.
Áp lực không chỉ đến từ công việc yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác cho từng mẫu xét nghiệm mà còn đến từ việc mặc những bộ đồ bảo hộ nhiều giờ liên tục, làm việc trong điều kiện nóng bức ngột ngạt của ngày hè. Vậy nhưng, những cán bộ y tế không ai kêu ca, phàn nàn. Họ vẫn gồng mình, chạy đua từng phút, tranh thủ từng giây để lấy mẫu xét nghiệm…
“Công việc của chúng tôi là vậy, luôn trong tâm thế làm việc 24/24 giờ để truy vết, cách ly, khoanh vùng, khống chế dịch. Chúng tôi phải đi trước một bước, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch có thể xảy”, bác sĩ Xuân chia sẻ.
Trước tình hình dịch Covid-19 căng thẳng, tỉnh Bắc Ninh đã áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng từ 6 giờ ngày 18-5 đối với toàn bộ thành phố Bắc Ninh để tập trung rà soát, xét nghiệm, khoanh vùng các trường hợp có nguy cơ cao đến từ vùng có dịch; đồng thời áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn bộ huyện Quế Võ theo Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng. (Sài Gòn giải phóng, trang 7).
BẮC GIANG: Khả năng lây nhiễm trong cộng đồng rất lớn
“Trong thời gian tới, Bắc Giang vẫn đối mặt tình trạng tiếp tục gia tăng ca nhiễm, đặc biệt là trong khu công nghiệp đã phong tỏa và một số địa bàn khu dân cư có mối quan hệ mật thiết với công nhân khu công nghiệp. Khả năng lây nhiễm trong cộng đồng rất lớn”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh tại cuộc làm việc với tỉnh Bắc Giang sáng 18/5.
Nâng lên mức báo động cao nhất
Bộ trưởng Y tế yêu cầu tỉnh phải quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa, phải đặt trong trạng thái báo động ở mức độ cao nhất để kiểm soát thật tốt tình hình dịch. Theo đó, Bộ trưởng đề nghị tỉnh Bắc Giang cần tiếp tục nghiên cứu thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 với những khu vực nguy cơ, riêng Việt Yên phải phong tỏa. “Thà mình làm sớm, làm mạnh hơn còn hơn đuổi theo dịch”, Bộ trưởng nói.
Ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, tính đến tối qua, toàn tỉnh có 444 bệnh nhân COVID-19, 6.581 người thuộc diện F1, 30.650F2 và 406 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị. Hiện ở tỉnh có 3 ổ dịch, trong đó phức tạp nhất là Công ty Hosiden Việt Nam (Khu công nghiệp (KCN) Quang Châu, huyện Việt Yên). Ở công ty này đã có 190 F0 (tính từ 14/5), hơn 1.700 F1 và gần 5.000 F2. Cả 4 xưởng của công ty đều có ca bệnh, trong đó xưởng 4 cao nhất. Số trường hợp dương tính cần điều trị của tỉnh khoảng 500 đến dưới 1.000 người.
PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư nhấn mạnh “tình hình ở Bắc Giang rất nóng”. Trong buổi sáng, kiểm tra tại các KCN, đoàn công tác của Bộ Y tế nhận định, dịch xảy ra trong KCN với môi trường kín, đông, mật độ rất dày, cùng chủng virus lần này lây lan nhanh thì sự lây nhiễm nghiêm trọng, phức tạp. Tỉnh đã chuyển hơn 4.000 trường hợp đi cách ly ngay, có thể tới đây số ca bệnh sẽ tiếp tục tăng.
Tâm dịch ban đầu được xác định ở Công ty Hosiden nhưng nghiêm trọng hơn, sau quá trình điều tra, lấy mẫu diện rộng thì không chỉ dừng ở tâm dịch này mà còn có dấu hiệu xâm nhiễm các công ty khác trong KCN này và cả KCN khác. Cụ thể, dịch đã lây sang Đình Trám. “Theo kinh nghiệm của chúng tôi, khi dịch xuất hiện ở KCN thì có hệ luỵ rất lớn tới cộng đồng, bởi có mối liên hệ dịch tễ khăng khít giữa công nhân với dân cư”, ông Dương nói.
Tăng mức giãn cách, tăng cường kiểm tra, xử phạt
Bắc Giang đã giãn cách xã hội 3 huyện theo Chỉ thị 15 (Lục Nam, Yên Dũng và Lạng Giang), riêng huyện Việt Yên và 3 xã của huyện Yên Dũng đã chính thức thực hiện theo Chỉ thị 16; tạm dừng hoạt động với 4 khu công nghiệp: Vân Trung, Đình Trám, Song Khê- Nội Hoàng và Quang Châu. Công nhân trong toàn bộ khu công nghiệp và người dân huyện Việt Yên được lấy mẫu xét nghiệm. Huyện Việt Yên có 200.000 dân, thêm 100.000 công nhân lao động đến từ 57 tỉnh, thành trên cả nước. Hiện Bắc Giang đã gửi danh sách cho các tỉnh, để tiến hành giám sát PGS.TS Trần Như Dương đề nghị Bắc Giang “phải chắt chiu từng giờ, từng ngày để thực hiện cách ly đúng nghĩa, nếu không sẽ lãng phí nguồn lực”. Ông chia sẻ bài học từ Hải Dương, bên trong khu vực phong tỏa phải triệt để, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Công tác kiểm tra, giám sát, xử phạt nghiêm minh để mọi người đảm bảo tuân thủ phòng dịch hiệu quả.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng tốc độ lây nhiễm lần này cao hơn tất cả các lần trước, biến chủng có tần suất lây lan nhanh hơn biến chủng Anh, phải chặn thật nhanh. Tuyệt đối không để lây nhiễm trong khu vực phong tỏa. Lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng khả năng lây nhiễm trong cộng đồng là rất lớn, chưa thể hiện bây giờ nhưng mấy ngày tới sẽ phát hiện thêm ca lây nhiễm trong cộng đồng. Do đó, Bắc Giang sẽ phải song song mặt trận KCN và cộng đồng. “Thủ tướng nhắc chiến lược chống dịch chuyển từ phòng ngự sang tấn công, nhưng nếu không khoanh được ổ dịch thì không tấn công được”, Bộ trưởng khuyến cáo.
Mua 31 triệu liều vắc-xin của Pfizer trong năm 2021
Ngày 18/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 17/5/2021, Bộ Y tế phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, Bộ Tư pháp, xin ý kiến các thành viên Chính phủ để thống nhất việc mua vắc-xin phòng COVID-19 của Pfizer (Mỹ) và chuẩn bị ký thỏa thuận mua 31 triệu liều vắc-xin Pfizer.
Như vậy, Việt Nam sẽ có 31 triệu liều vắc-xin của Pfizer được cung cấp vào quý III và IV trong năm nay, bảo đảm thực hiện theo lộ trình cung ứng vắc-xin mà hai bên đã trao đổi và thống nhất trong thời gian qua.
Cũng trong thời gian qua, Bộ Y tế đã liên tục có những trao đổi, đàm phán với nhiều đơn vị sản xuất vắc-xin phòng COVID-19 như Astra Zeneca, Moderna, Gamelaya (Nga)… với mục tiêu có đủ và đa dạng vắc-xin phòng COVID-19 phục vụ người dân, đồng thời đẩy mạnh việc tiếp cận để chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. (Tiền phong, trang 4; Công an nhân dân, trang 4).
Mua 31 triệu liều vắc-xin của Pfizer trong năm 2021
Ngày 18/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 17/5/2021, Bộ Y tế phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, Bộ Tư pháp, xin ý kiến các thành viên Chính phủ để thống nhất việc mua vắc-xin phòng COVID-19 của Pfizer (Mỹ) và chuẩn bị ký thỏa thuận mua 31 triệu liều vắc-xin Pfizer.
Như vậy, Việt Nam sẽ có 31 triệu liều vắc-xin của Pfizer được cung cấp vào quý III và IV trong năm nay, bảo đảm thực hiện theo lộ trình cung ứng vắc-xin mà hai bên đã trao đổi và thống nhất trong thời gian qua.
Cũng trong thời gian qua, Bộ Y tế đã liên tục có những trao đổi, đàm phán với nhiều đơn vị sản xuất vắc-xin phòng COVID-19 như Astra Zeneca, Moderna, Gamelaya (Nga)… với mục tiêu có đủ và đa dạng vắc-xin phòng COVID-19 phục vụ người dân, đồng thời đẩy mạnh việc tiếp cận để chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. (An ninh Thủ đô, trang 6).
132 sinh viên Học viện Quân y lên đường chi viện Bắc Ninh dập dịch
Ngày 18-5, Học viện Quân y đã cử đoàn công tác gồm 132 cán bộ, học viên và nhiều thiết bị y tế hiện đại là tiền trạm lên đường chi viện cho hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại tỉnh Bắc Ninh. Theo thông tin từ Học viện Quân y, căn cứ chỉ đạo của Bộ Quốc phòng về việc huy động lực lượng của học viện tham gia hỗ trợ công tác PCD Covid-19 tại tỉnh Bắc Ninh, nhà trường đã lập kế hoạch tổ chức lực lượng, phương tiện, trang thiết bị triển khai Trung tâm xét nghiệm dã chiến để tham gia công tác PCD Covid-19 tại Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Ninh.
Tùy theo diễn biến của dịch, trung tâm sẽ được tăng dần công suất theo nhu cầu thực tế. Ngay trong chiều 18-5, sẽ có thêm 92 cán bộ, kỹ thuật viên và học viên tăng cường tới tỉnh Bắc Ninh. Chia sẻ lại lễ xuất quân, Thượng sĩ Nguyễn Minh Mẫn, lớp DH 50B cho biết, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng do đã được lãnh đạo nhà trường quán triệt chu đáo, mỗi học viên đã luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ. “Khi nhận lệnh lên đường làm nhiệm vụ tại Bắc Ninh, tôi cảm thấy rất tự hào. Dù biết rõ nhiệm vụ đợt này sẽ rất vất vả, nhưng tôi, cũng như các học viên khác của Học viện Quân y sẽ luôn nỗ lực, cố gắng hết mình để đóng góp vào cuộc chiến đầy lùi đại dịch”, Thượng sĩ Nguyễn Minh Mẫn nói.
Có mặt tại lễ xuất quân, Thiếu tướng Nguyễn Viết Lượng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Học viện Quân y khen ngợi sự chuẩn bị chu đáo về người và phương tiện của các đơn vị chức năng trong công tác phòng chống dịch.
Đồng chí Nguyễn Việt Lượng yêu cầu, các thành viên của đoàn công tác tuân thủ nghiêm quy định phòng chống dịch khi làm nhiệm vụ tại địa phương; phát huy tinh thần trách nhiệm của người chiến sĩ quân y; xây dựng tình đoàn kết quân dân, chung tay đẩy lùi dịch bệnh và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Ngay sau lễ xuất quân, các đơn vị đã lên đường tới tỉnh Bắc Ninh thực hiện nhiệm vụ.Trước đó, trong đêm 16-5, đoàn công tác của Học viện Quân y gồm hơn 130 y, bác sĩ, kỹ thuật viên, học viên và 5 container là các phòng xét nghiệm di động đã có mặt tại Trung đoàn 831 cơ sở 1, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang để chi viện cho địa phương trong công tác phòng chống dịch Covid-19. (An ninh Thủ đô, trang 6).
Hỏa tốc yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai cử chuyên gia về ECMO hỗ trợ Bắc Ninh điều trị Covid-19
Chiều 18-5, Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai cử ngay một tổ chuyên gia chuyên môn sâu về ECMO, thở máy… lên đường hỗ trợ Bắc Ninh điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng.
Theo đó, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại tỉnh Bắc Ninh, đến nay đã ghi nhận gần 300 ca bệnh và đã có ca bệnh diễn biến nặng đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh, Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế đã có chỉ đạo khẩn cấp về vấn đề này.
Trong công văn hỏa tốc gửi Bệnh viện Bạch Mai, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đề nghị bệnh viện này cử ngay kíp chuyên môn hồi sức tích cực chuyên sâu về ECMO, thở máy hỗ trợ tại chỗ cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh triển khai kỹ thuật này.
Đồng thời, Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng có công văn hỏa tốc yêu cầu Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh tập trung tối đa mọi nguồn lực để điều trị, chăm sóc toàn diện người bệnh Covid-19 hạn chế tới mức thấp nhất khả năng tử vong.
Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh được đề nghị chỉ đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội chẩn liên khoa, liên viện, đề xuất Hội chẩn Quốc gia (khi cần) để xin ý kiến điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Hiện tại, trong 4 bệnh nhân Covid-19 đang diễn biến nặng nhất trên cả nước thì có tới 2 trường hợp đang điều trị ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, một người ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM và một người Hàn Quốc ở Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. (An ninh Thủ đô, trang 6).
TP.HCM có 2 ca COVID-19 trong cộng đồng: Thần tốc truy vết, chặn nguồn lây
Ca mắc COVID-19 tại chung cư Sunview Town, phường Hiệp Bình Phước (TP Thủ Đức) ghi nhận ngày 18-5 có thể kết thúc chuỗi “không có ca nhiễm trong cộng đồng” sau hơn 3 tháng tại TP.HCM.
Tối 18-5, một nguồn tin từ Sở Y tế TP.HCM cho biết có một đồng nghiệp của anh N. – ca dương tính tại TP Thủ Đức – cũng đã có kết quả dương tính với COVID-19.
Trước đó, cô này đi Hải Phòng từ ngày 24-4 đến 5-5. Cô thuộc trong số 59 đồng nghiệp của anh N., nam nhân viên Công ty Deloitte, trụ sở ở quận 3.
Trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 được xác định trong buổi sáng là anh N.Q.N., 35 tuổi. Anh N. sống tại block A chung cư Sunview Town cùng bốn người gồm mẹ, vợ và 2 con.
Chưa xác định nguồn lây
Ngay từ chiều 18 đến rạng sáng 19-5, ngành y tế TP.HCM với tinh thần “thần tốc” đã vào cuộc truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm những khu vực liên quan đến ca mới này với số lượng kỷ lục: 10.000 mẫu.
“Chúng tôi phải cố gắng chạy hết tốc lực để lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm trong đêm” – ông Nguyễn Hoài Nam, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nhấn mạnh khi có mặt tại chung cư Sunview Town chỉ đạo công tác lấy mẫu.
Các địa điểm liên quan đến bệnh nhân, bao gồm chung cư Sunview Town, trụ sở công ty làm việc tại quận 3 và công ty làm việc của vợ bệnh nhân tại Khu công nghệ cao (TP Thủ Đức) đã được khoanh vùng phong tỏa tạm thời.
Ngày 17-5, anh N. đến Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Central Park khám và được cách ly do có dấu hiệu sốt, ho, đau họng, giảm vị giác. Anh được lấy mẫu xét nghiệm. Trưa 18-5, HCDC chính thức thông báo anh N. có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.
Phân tích các yếu tố lâm sàng, kết quả xét nghiệm cho thấy nhiều khả năng anh N. mới nhiễm bệnh. Tuy vậy, kết quả xét nghiệm bước đầu cho thấy bốn người sống cùng nhà với anh N. âm tính lần 1.
Trực tiếp đi thực địa chỉ đạo công tác khoanh vùng, truy vết, xét nghiệm tại chung cư Sunview Town, giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho rằng phải chờ kết quả xét nghiệm của các nhân viên Công ty Deloitte, nơi bệnh nhân làm việc, mới có thể xác định nguồn lây từ đâu.
“Trước mắt chưa biết nguồn lây từ đâu và bệnh nhân cả tháng nay cũng không đi đâu cả” – ông Bỉnh nói.
Cơ quan y tế của TP cũng đang truy vết xác định nguồn lây cũng như mở rộng xét nghiệm. Ông Nguyễn Hoài Nam cho biết từ sáng 18-5, sở đã huy động các đội lấy mẫu, xét nghiệm những trường hợp tiếp xúc với anh N. tại TP Thủ Đức. Hình thức xét nghiệm tại đây thực hiện theo phương án mẫu gộp (5 mẫu).
Anh L.H.D. – cư dân sinh sống tại block A3 chung cư Sunview Town – cho hay: “Khoảng 14h30 ngày 18-5, chúng tôi nghe loa của chung cư thông báo xuống lấy mẫu xét nghiệm. Ai cũng tuân thủ xếp hàng chờ đợi, giữ khoảng cách để tới lượt mình” – anh D. nói.
Cũng theo anh D., chung cư bố trí ít nhất 4 điểm để lấy mẫu xét nghiệm và thời gian lấy mẫu xét nghiệm mỗi người rất nhanh. “Mặc đồ bảo hộ đã nóng mà thời tiết TP.HCM những ngày này nóng nữa, thấy nhân viên y tế rất vất vả. Có lúc tôi thấy hơi thở làm mờ tấm chắn trước mặt, họ lại vội lau để thấy đường lấy mẫu xét nghiệm cho chúng tôi” – anh D. chia sẻ.
Hiện block A3 – nơi gia đình anh D. sinh sống – không bị khoanh vùng, cư dân vẫn ra vào bình thường. Anh D. đã khai báo lịch trình di chuyển, người từng tiếp xúc đến văn phòng nơi anh làm việc. Anh D. rất mong trong số 10.000 mẫu ngành y tế lấy được sẽ không phát hiện trường hợp nào dương tính.
TP.HCM có nhiều kịch bản ứng phó
Bác sĩ Đinh Thị Hải Yến, thuộc HCDC, cho biết để khoanh vùng kịp nguồn lây, HCDC đang mở rộng diện lấy mẫu giám sát riêng ở cả 3 block chung cư nơi bệnh nhân cư trú, với số lượng khoảng 6.000 người; còn lại khoảng 4.000 người là ở hai công ty liên quan và những khu vực xung quanh.
Trong thời gian qua, TP.HCM chủ động hình thành các tổ công tác lấy mẫu xét nghiệm, chuẩn bị trang thiết bị, vật tư y tế, năng lực xét nghiệm…
Cụ thể, ngành y tế dự trữ đầy đủ sinh phẩm, test kit xét nghiệm (90.000 test PCR và 30.000 test nhanh sẵn có, chuẩn bị mua thêm 200.000 test PCR và 100.000 test nhanh); phối hợp giữa cơ sở y tế của địa phương và trung ương trên địa bàn thành phố (24 cơ sở) đảm bảo công suất xét nghiệm (15.000 mẫu đơn trong 24 giờ, khi cần thiết có thể huy động lên đến 30.000 – 40.000 mẫu đơn).
Theo ông Bỉnh, với 22 trung tâm y tế và các bệnh viện công lập thường xuyên tổ chức 2-3 đội lấy mẫu tại mỗi đơn vị (tổng cộng 250 đội); huy động lực lượng sinh viên các trường đại học y khoa (400 người) thiết lập các đội lấy mẫu phục vụ công tác giám sát cộng đồng và xét nghiệm kiểm tra khi phát sinh ổ dịch.
Trước đó, ngành y tế TP đã thực hiện công tác lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên trong cộng đồng cũng như cho đội ngũ y tế, người chăm bệnh tại các bệnh viện với hàng chục nghìn mẫu. Tuy nhiên hầu hết các mẫu xét nghiệm đều âm tính.
Với một nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm nhập dịch như thế, ông Bỉnh khẳng định ngành y tế TP.HCM đã có sự chuẩn bị các kịch bản, năng lực ứng phó đề phòng dịch lan rộng trong cộng đồng từ thấp đến cao.
“Ngoài các khu cách ly hiện có, thành phố triển khai thêm 4 khu cách ly tập trung, nâng tổng công suất cách ly của thành phố lên trên 10.000 giường. Mỗi quận huyện duy trì ít nhất 1 khu cách ly tập trung công suất 100 giường” – ông Bỉnh phân tích.
Xét nghiệm cho công nhân khu công nghiệp
HCDC cho biết trước tình hình dịch bệnh có nguy cơ bùng phát tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, TP.HCM đã triển khai chiến dịch lấy mẫu xét nghiệm tầm soát nhằm đánh giá nguy cơ dịch bệnh tại các nơi này. Số người được lấy mẫu dự kiến chiếm 20% số lượng người lao động tại khu vực này.
Tại Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7), chiều 17-5 Trung tâm Y tế quận 7 đã phối hợp với trạm y tế phường Tân Thuận thực hiện lấy mẫu xét nghiệm gộp 5 cho 300 người lao động tại Công ty Nidec Tosok. Trước đó, vào ngày 15 và 16-5, hơn 1.400 người lao động tại khu lưu trú công nhân thuộc Khu chế xuất Tân Thuận cũng đã được lấy mẫu xét nghiệm, tất cả đều âm tính.
UBND TP.HCM cũng vừa chỉ đạo về việc tăng cường kiểm soát, đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 tại khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và doanh nghiệp. Theo đó, các công nhân phải khai báo y tế hằng ngày, không khai báo không được vào làm việc.
UBND thành phố yêu cầu các khu chế xuất, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp cần thực hiện nghiêm yêu cầu 5K đối với cá nhân. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, cập nhật lên bản đồ an toàn COVID-19. Thiết lập các phòng cách ly tạm thời để đáp ứng tình huống phát sinh trường hợp có yếu tố nghi ngờ nhiễm COVID-19. (Tuổi trẻ, trang 1).
Cấp bách mua vắc xin phòng Covid-19
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết Việt Nam đã chấp nhận mua vắc xin Covid-19 từ Hãng Pfizer (Mỹ) với 31 triệu liều trong đợt 1 và 20 triệu liều đợt 2. Văn phòng Chính phủ ra thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 17.5 về việc mua vắc xin phòng Covid-19 của Công ty Pfizer. Theo thông báo, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Pfizer không chấp nhận đàm phán về giá, các điều kiện hợp đồng và bên Việt Nam (VN) phải trả lời Công ty Pfizer chậm nhất trong ngày 18.5. Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận việc mua vắc xin phòng Covid-19 là cần thiết, cấp bách theo đúng kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Công văn số 50 ngày 19.2.2021 và của Chính phủ tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26.2.2021.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm về lựa chọn loại vắc xin; chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo nêu trên tại cuộc họp Thường trực Chính phủ. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định trong điều kiện “chống dịch như chống giặc”, khan hiếm vắc xin phòng chống Covid-19 trên toàn cầu, để sớm có vắc xin và tiêm cho nhân dân là tình huống cấp bách, vì thế việc mua vắc xin phải được xử lý theo quy định của pháp luật về các trường hợp đặc biệt, cấp bách và phải thực hiện ngay.
Dự kiến 31 triệu liều sẽ về VN quý 3 hoặc 4 năm nay
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết VN đã chấp nhận mua vắc xin Covid-19 từ Pfizer với 31 triệu liều trong đợt 1 và 20 triệu liều đợt 2. Trong đó, dự kiến 31 triệu liều sẽ về VN quý 3 hoặc 4 năm nay. Tuy nhiên, thực tế tiếp nhận sẽ phụ thuộc vào nguồn cung ứng của Pfizer.
Ngoài ra, Bộ Y tế đã đàm phán với một số quốc gia để tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới sản xuất vắc xin Covid-19. Hiện Nhật Bản và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có phản hồi, sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Covid-19 cho VN. Dự kiến, trong tháng 6, lãnh đạo Bộ Y tế cùng đoàn công tác sẽ tới Nhật Bản, trao đổi, đàm phán về việc tiếp nhận công nghệ sản xuất vắc xin từ Nhật Bản. Một đơn vị có kinh nghiệm trong sản xuất vắc xin thuộc Bộ Y tế sẽ tiếp nhận công nghệ này.
WHO và Nhật Bản chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin mới nhất của thế giới, đến thời điểm hiện tại. Công nghệ này được coi là bước ngoặt rất lớn trong sản xuất vắc xin, giúp đáp ứng miễn dịch diễn ra nhanh, hiệu quả cao; giảm thấp các phản ứng phản vệ sau tiêm. Đây là công nghệ đã được 2 công ty của Mỹ là Pfizer và Moderna sử dụng sản xuất vắc xin Covid-19, có hiệu quả bảo vệ hàng đầu.
Ngoài ra, Bộ Y tế đã đàm phán với một số quốc gia để tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới sản xuất vắc xin Covid-19. Hiện Nhật Bản và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có phản hồi, sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Covid-19 cho VN. Dự kiến, trong tháng 6, lãnh đạo Bộ Y tế cùng đoàn công tác sẽ tới Nhật Bản, trao đổi, đàm phán về việc tiếp nhận công nghệ sản xuất vắc xin từ Nhật Bản. Một đơn vị có kinh nghiệm trong sản xuất vắc xin thuộc Bộ Y tế sẽ tiếp nhận công nghệ này.
WHO và Nhật Bản chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin mới nhất của thế giới, đến thời điểm hiện tại. Công nghệ này được coi là bước ngoặt rất lớn trong sản xuất vắc xin, giúp đáp ứng miễn dịch diễn ra nhanh, hiệu quả cao; giảm thấp các phản ứng phản vệ sau tiêm. Đây là công nghệ đã được 2 công ty của Mỹ là Pfizer và Moderna sử dụng sản xuất vắc xin Covid-19, có hiệu quả bảo vệ hàng đầu.
Ngoài ra, Bộ Y tế đã đàm phán với một số quốc gia để tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới sản xuất vắc xin Covid-19. Hiện Nhật Bản và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có phản hồi, sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin Covid-19 cho VN. Dự kiến, trong tháng 6, lãnh đạo Bộ Y tế cùng đoàn công tác sẽ tới Nhật Bản, trao đổi, đàm phán về việc tiếp nhận công nghệ sản xuất vắc xin từ Nhật Bản. Một đơn vị có kinh nghiệm trong sản xuất vắc xin thuộc Bộ Y tế sẽ tiếp nhận công nghệ này.
WHO và Nhật Bản cchuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin mới nhất của thế giới, đến thời điểm hiện tại. Công nghệ này được coi là bước ngoặt rất lớn trong sản xuất vắc xin, giúp đáp ứng miễn dịch diễn ra nhanh, hiệu quả cao; giảm thấp các phản ứng phản vệ sau tiêm. Đây là công nghệ đã được 2 công ty của Mỹ là Pfizer và Moderna sử dụng sản xuất vắc xin Covid-19, có hiệu quả bảo vệ hàng đầu… (Thanh niên, trang 2; Hà Nội mới, trang 1).
Sản phụ dương tính với COVID-19 chuyển dạ, bác sĩ mổ gấp
Khoa ngoại sản Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đã mổ cấp cứu thành công cho một phụ nữ mang thai 38 tuần tuổi, đang dương tính với COVID-19.
Chiều 18-5, đại diện khoa ngoại sản Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương thông tin đơn vị đã mổ cấp cứu thành công cho một phụ nữ đang mang thai, dương tính với COVID-19.
Khoảng 22h ngày 17-5, khoa ngoại sản Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đã mổ cấp cứu thành công cho phụ nữ mang thai 38 tuần tuổi.
Trước đó, vào ngày 12-5, người phụ nữ trên được xét nghiệm cho kết quả dương tính với COVID-19.
Đến ngày 13-5, bệnh nhân được Trung tâm phòng, chống dịch bệnh Hưng Yên (CDC) chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương. Thời điểm trên, nữ bệnh nhân được chẩn đoán viêm đường hô hấp trên, chưa có dấu hiệu tổn thương phổi.
Thời điểm 20h30 ngày 17-5, bệnh nhân bắt đầu chuyển dạ, tim thai chậm, không đều. Tại đây, các bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương chẩn đoán bệnh nhân mang thai tuần 38, suy thai và mắc COVID-19.
Bệnh nhân đã được hồi sức tim thai nhưng không đáp ứng. Sau khi hội chẩn, ban giám đốc bệnh viện đã chỉ định mổ đẻ cấp cứu cho bệnh nhân.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Khánh – khoa ngoại sản, là 1 trong 2 người được chỉ định trực tiếp mổ cho bệnh nhân trên – cho biết trước khi phẫu thuật, các y bác sĩ gặp gỡ để “làm tâm lý” cho bệnh nhân.
“Trước khi phẫu thuật, các bác sĩ khoa ngoại sản gặp bệnh nhân để giải thích và tư vấn những mối nguy cơ, cũng như phải chuẩn bị theo dõi chăm sóc sau mổ theo đúng quy trình cách ly điều trị”, bác sĩ Khánh nói.
Đến khoảng 22h cùng ngày, một bé gái nặng 2,8kg đã được phẫu thuật thành công từ người phụ nữ mắc COVID-19. Em bé chào đời có tình trạng suy hô hấp (ngạt), sau khi hồi sức sơ sinh thì sức khỏe đã ổn định.
Hiện tại cả hai mẹ con có sức khỏe ổn định và được chăm sóc tại khoa ngoại sản với 2 êkip chăm sóc theo dõi và điều trị. Em bé được tách mẹ, được các bác sĩ khoa nhi thăm khám và theo dõi.
Còn sản phụ mắc COVID-19 trên được bệnh viện cắt cử một nữ hộ sinh chăm sóc, theo dõi những dấu hiệu chuyển biến sau sinh. (Tuổi trẻ, trang 3).
Như Huệ tổng hợp