Nắng nóng kéo dài, người mỡ máu cao làm gì để ngừa đột quỵ?

(CDC Hà Nam)

Tăng mỡ máu là một trong ba “tam cao” chứng (cao huyết áp – cao mỡ máu – cao đường huyết) có thể gây biến cố nghiêm trọng như xơ vữa động mạch, đột quỵ não.

 Nắng nóng, người mỡ máu cao “mấp mé” cửa đột quỵ

Sự khắc nghiệt của thời tiết mùa hè dường như đẩy con người đến gần hơn với bệnh tật, trong đó  nguy hiểm và phổ biến là đột quỵ. Bất kỳ ai ở ngành nghề nào, độ tuổi ra sao đều có thể bị “đột quỵ”. Song nhiều người còn chủ quan với sức khỏe, chưa nhận ra nguy cơ cận kề, đặc biệt là người mắc rối loạn lipid máu (hay còn gọi mỡ máu cao, tăng mỡ máu). Thống kê cho thấy, khoảng 93% người bệnh đột quỵ não có rối loạn mỡ máu.

Sở dĩ tăng mỡ máu có thể đưa đến đột quỵ là vì căn bệnh này khiến cho tinh thể cholesterol dễ lắng đọng trong thành mạch, hình thành mảng xơ vữa. Các mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác đến hoặc hình thành ngay tại mạch máu não sẽ làm hẹp lòng mạch, dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn và gây thiếu máu não. Ở giai đoạn nặng hơn, dòng máu lên não có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn và gây ra đột quỵ não (nhồi máu não). Rối loạn mỡ máu cùng với sự tổn thương nội mạc mạch máu do gốc tự do gây ra càng làm tăng nguy cơ bệnh lý mạch máu não.

Nguy cơ đột quỵ ở người tăng mỡ máu càng lớn nếu đồng thời có các yếu tố nguy cơ khác như béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, rượu bia và đặc biệt là sự tác động của thời tiết. Điều đáng buồn là, tăng mỡ máu thường có mối liên quan chặt chẽ với tăng huyết áp, đái tháo đường. Vì vậy trên một người có thể có nhiều yếu tố đi kèm và thúc đẩy nhau tiến triển, đưa đến đột quỵ.

7 dấu hiệu đột quỵ người mỡ máu cao cần cảnh giác

Khi đã bị tăng mỡ máu, bên cạnh việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi lối sống thì mỗi người cần lưu ý đến dấu hiệu cảnh báo của cơ thể về một cơn đột quỵ sắp xảy ra. Đó là:

Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.

Dấu hiệu ở thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng như các dấu hiệu yếu cơ mặt, yếu tay và các vấn đề về ngôn ngữ.

Dấu hiệu yếu tay hoặc chân: Một bên cánh tay hoặc chân (hoặc cả hai) của người bệnh đột ngột yếu liệt. Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác, không nhấc chân lên được.

 Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng khó nói hoặc nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.

Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.

Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.

Xây xẩm, chóng mặt: Hệ thống tuần hoàn sẽ gặp nhiều khó khăn nếu tim quá yếu. Bộ não không nhận đủ oxy cần thiết. Điều đó sẽ làm bạn luôn cảm thấy chóng mặt.

Hãy gọi cấp cứu ngay khi xuất hiện các triệu chứng này. Không đợi người bệnh phục hồi, không chích lễ, vắt chanh vào miệng, không cho ăn uống vì có thể bị hít sặc.

Giải pháp đối phó với mỡ máu, đột quỵ mùa hè

Giảm mỡ máu cần quá trình dài, đòi hỏi sự kiên trì. Trong đó, thay đổi chế độ ăn là một bước có tính chất quyết định trong điều trị tăng mỡ máu.

Theo Suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan

Một số cách giúp bạn khỏe cả thể chất lẫn tinh thần

Ngọc Nga

Các biện pháp phòng bệnh tăng huyết áp

Ngọc Nga

Phòng bệnh bạch hầu

Ngọc Nga

Để lại bình luận