Cách chăm sóc ‘hậu COVID-19’ để hồi phục sức khỏe cho người bệnh

(CDC Hà Nam)
Hậu COVID-19 người bệnh còn đối diện nhiều vấn đề về sức khỏe cho nên cần phải sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý để phục hồi dần các chức năng cơ thể. Bởi vì, COVID-19 gây tổn thương không chỉ ở phổi mà còn nhiều cơ quan khác.
Sức khỏe của người bệnh ‘hậu COVID-19’

Mặc dù hầu hết những người mắc COVID-19 trở nên khỏe hơn chỉ trong vòng vài tuần kể từ khi nhiễm bệnh, tuy vậy, có một số người lại gặp phải các tình trạng hậu COVID-19. Tác hại sau khi mắc COVID-19 là một loạt các vấn đề về sức khỏe mới, đang tái phát hoặc đang diễn ra mà  người bệnh có thể gặp phải trong khoảng bốn tuần trở lên sau lần đầu tiên bị lây nhiễm SARS-CoV-2 gây ra bệnh COVID-19.

Thậm chí những người bị nhiễm SARS-CoV-2 không có các triệu chứng của bệnh COVID-19 trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần sau khi bị lây nhiễm có thể xuất hiện các bệnh sau khi mắc COVID-19.

Các bệnh sau khi mắc COVID-19 có thể được biết đến như: Di chứng COVID, hội chứng COVID kéo dài, COVID-19 hậu cấp tính hoặc tác động lâu dài của COVID hoặc COVID mãn tính.

Đó là các triệu chứng khác nhau như có thể còn sốt nhẹ, khó thở nhẹ hoặc hụt hơi, mệt mỏi hay chóng mặt, ho, đau đầu, tức ngực, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, có thể đau cơ, khớp. Hoặc có trường hợp xuất hiện rối loạn tiêu hóa (ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy…), rối loạn vị giác hoặc khứu giác.

Ở da có thể thấy hiện tượng phát ban. Về thần kinh có thể xuất hiện rối loạn giấc ngủ hoặc khó tập trung tư tưởng, hoặc thay đổi tâm trạng.

CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI ĐẪ KHỎI BỆNH COVID-19 - Ảnh 2.

Sau COVID, người bệnh có thể vẫn ho, mệt mỏi…

Một số người khỏi bệnh sau khi mắc COVID-19 nghiêm trọng có thể gặp phải các ảnh hưởng xấu tới đa cơ quan hoặc bệnh tự miễn dịch trong một thời gian dài kèm theo các triệu chứng kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

Ngoài ra, mặc dù rất hiếm nhưng một số người (chủ yếu là trẻ em) gặp phải hội chứng viêm đa hệ thống (là tình trạng các bộ phận khác nhau của cơ thể có thể bị viêm) trong hoặc ngay sau khi nhiễm COVID-19.

Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 như thế nào?

Sau khi bị bệnh COVID-19, người bệnh cần được tiếp tục hỗ trợ hoặc người bệnh cố gắng tự phục vụ mình (nếu có thể) trong sinh hoạt, ăn uống và tập luyện, điều đó là vô cùng cần thiết và rất quan trọng giúp cho người bệnh hậu COVID-19 quá trình phục hồi sức khỏe tốt hơn, nhanh hơn.

Trước hết, người đã khỏi bệnh cần thực hiện một số biện pháp (tự làm hoặc có người hỗ trợ) duy trì thời gian ngủ nghỉ hợp lý, chủ yếu ngủ nhiều vào ban đêm, hạn chế ngủ nhiều vào ban ngày để thực hiện các công việc phục hồi sức khỏe khác như vận động nhẹ nhàng ( đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm (nếu có thể), tập dưỡng sinh…).

Cần chú ý tập thở (hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng không vội vã và nhịp độ tăng lên từng ngày). Bên cạnh đó cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút/ngày (có thể vào buổi sáng sớm hoặc nắng chiều, chia thành 3-4 lần, mỗi lần 5-10 phút là vừa), việc làm này sẽ giúp cho điều hòa nhịp sinh học của cơ thể.

Với người đã hoàn thành thời gian tự cách ly, khuyến khích họ tham gia các hoạt động cùng với người thân như chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp nhà cửa để sớm quay lại trạng thái sinh hoạt thường ngày.

Cách chăm sóc ' hậu COVID-19' để hồi phục sức khỏe cho người bệnh - Ảnh 3.Người bệnh cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút/ngày

Đặc biệt với người cao tuổi, việc trò chuyện cùng người thân trong gia đình và được người thân động viên, giúp đỡ sẽ giúp giảm sự lo lắng, kích thích hoạt động não sau khi khỏi bệnh COVID-19 rất tốt. Các thành viên trong gia đình nên khuyến khích người đã khỏi bệnh COVID-19 tham gia các hoạt động tinh thần như đọc sách/báo, tham gia bàn luận về tin tức trong ngày… cũng đóng góp đáng kể cho việc phục hồi sức khỏe.

Ngay cả khi đã phục hồi và âm tính với SARS-CoV-2, người bệnh vẫn nên chú ý tuân thủ thật nghiêm túc theo tư vấn của bác sỹ trước khi xuất viện về nhà (ví dụ, cần phải thường xuyên đeo khẩu trang, vất khẩu trang dúng nơi quy định, giữ khoảng cách tiếp xúc với mọi thành viên trong gia đình, rửa tay thường xuyên với xà phòng với nước sạch…) đề phòng bệnh cho các thành viên khác trong gia đình và hàng xóm (cộng đồng), bởi vì, tuy khỏi bệnh nhưng còn có thể mang virus SARCOV-2). Cần hạn chế nhìn vào màn hình điện thoại/thiết bị điện tử liên tục trong ngày

Về chế độ dinh dưỡng

Trong giai đoạn đầu mới xuất viện, người nhà lưu ý nên chia bữa ăn thành 3-5 bữa mỗi ngày tùy theo sức ăn của người bệnh và kết hợp đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn (tùy theo điều kiện từng gia đình), nên ăn nhiều rau, uống đủ lượng nước hàng ngày, ngoài ra nên uống thêm nước ép trái cây, uống thêm sữa (nếu người có bệnh đái đường nên uống loại sữa không đường, không ăn các loại bánh kẹo, nước giải khát có đường).

Để bổ sung các loại vi chất do tổn hại của bệnh COVID-19  nên ăn các loại thực phẩm có nhiều vi chất như tôm, cua, cá. Để bổ sung ka li nên ăn thêm chuối chín, bổ sung kẽm nên ăn hàu, sò, cá…

Người sau khỏi bệnh COVID-19 nên lưu ý rằng nếu biết kết hợp hài hòa giữa dinh dưỡng và tập dưỡng sinh chắc chắn sẽ mau chóng hồi phục sức khỏe.

Tổng hợp theo suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan

Những bệnh nhân đầu tiên nhận thuốc ARV từ bảo hiểm y tế

CDC Hà Nam

Hà Nam: Thông báo 189 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2

Ngọc Nga

Pháp luật quy định hình thức kỷ luật đối với trường hợp học sinh đánh cô giáo?

hanh phan