Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích tại trường học

(CDC Hà Nam)

Để phòng tránh tối thiểu các tai nạn thương tích xảy ra tại trường, yêu cầu Giáo viên cũng như các bậc cha mẹ trẻ có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa để các em học sinh có một sức khỏe tốt để làm việc và học tập 

  1. Phòng ngã

Củng cố cơ sở vật chất của trường, cụ thể:

+  Sân trường cần bằng phẳng và không bịtrơn trượt

+  Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can.

+ Không cho trẻ học và chơi gần những lớp học không an toàn như tường nhà, mái ngói, cột nhà cũ có nguy cơ sập xuống. Đồng thời phải cho sửa chữa ngay.

+ Những cây ở sân trường cần có rào chắn để trẻ không leo trèo được.

+  Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.

+ Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.

  1.   Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học

+  Giáo dục ý thức cho các em không được gây gổ, đánh nhau trong trường.

+ Không cho các em mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, súng cao su và các hung khí.

+  Xây dựng lớp tự quản, đoàn kết.

  1. Phòng ngừa tai nạn giao thông

+ Trường phải có cổng, hàng rào.

+ Trong giờ ra chơi phải đóng cổng, không cho trẻ chạy ra đường chơi khi trường ở gần đường.

+ Phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học.

+ Hướng dẫn học sinh thực hiện luật an toàn giao thông.

  1. Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc

+ Phòng học, phòng thí nghiệm và các phòng chức năng khác phải có nội quy hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất, an toàn điện cho các em.

+ Không cho học sinh tới bếp nấu nướng và chỉ ăn ở nhà ăn.

  1.  Phòng ngừa đuối nước

Trường gần ao hồ, sông suối phải có hàng rào ngăn cách.

Ở vùng lũ, học sinh đi học bằng ghe, thuyền phải đảm bảo an toàn.

Giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy an toàn.

Bể bơi  cần có phao cứu sinh.

  1.  Phòng ngừa điện giật

+ Hệ thống điện trong lớp phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.

– Trường có cán bộ theo dõi về y tế học đường và có tủ thuốc cấp cứu.

  1. Say nắng

Triệu chứng của say nắng

– Nhiệt độ 40,5 độ C. Thường ngất xỉu có thể là dấu hiệu đầu tiên.

– Đau nhói đầu.

– Chóng mặt và choáng váng.

– Không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.

– Da đỏ, nóng và khô.

– Yếu cơ hoặc chuột rút.

– Buồn nôn và nôn.

– Nhịp tim/mạch nhanh, tim/mạch có thể đập mạnh hoặc yếu.

– Thở nhanh và thở nông.

– Thay đổi hành vi như lú lẫn, mất phương hướng hoặc có trạng thái sửng sốt.

– Co giật.

– Hôn mê.

Sơ cứu ban đầu với học sinh say nắng.

Nếu giáo viên nghi ngờ học sinh bị say nắng, hãy gọi số điện thoại cấp cứu 115 ngay lập tức hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Trong khi đợi y tế đến, đưa học sinh tới nơi có điều hòa hoặc ít nhất là chỗ râm mát và cởi bỏ các quần áo không cần thiết.

Nếu có thể, nên đo nhiệt độ cơ thể của học sinh rồi sơ cứu để hạ nhiệt độ cơ thể xuống còn 38,3-38,8 độ C. Trường hợp không có nhiệt kế, tiến hành sơ cứu ngay bằng các phương pháp làm mát sau:

– Quạt và làm ướt da học sinh bằng khăn ướt hoặc vòi nước.

– Áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ và lưng bệnh nhân. Do các khu vực này có nhiều mạch máu gần với da cho nên việc làm lạnh chúng có thể làm giảm được nhiệt độ cơ thể.

Cách phòng say nắng.

Khi nhiệt độ ngoài trời cao, bạn tốt nhất là ở trong môi trường điều hòa. Nếu phải đi ra ngoài, bạn có thể dự phòng sốc nhiệt theo các bước sau:

– Mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng mầu, đội một chiếc mũ rộng vành kết hợp với sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng trên 30.

– Thu xếp lại hoặc hủy bỏ các hoạt động của học sinh  ngoài trời. Nếu có thể, thay đổi thời gian ngoài trời của bạn sang một khoảng thời gian mát mẻ hơn trong ngày hoặc vào buổi sáng sớm hay sau khi mặt trời lặn.

Thanh Huyền (tổng hợp)

 

 

Bài viết liên quan

WHO chính thức công bố đại dịch COVID-19

CDC Hà Nam

Người Việt Nam tham gia BHYT được Quỹ BHYT chi trả phí điều trị nếu mắc COVID-19

Ngọc Nga

Mùa mưa bị viêm mũi, viêm xoang tái phát cần phải làm gì?

hanh phan