Phòng bệnh béo phì và cong vẹo cột sống tại trường học

(CDC Hà Nam)

Khi đến trường, quá trình tiếp xúc với bạn bè có thể dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh về đường hô hấp, sốt xuất huyết… Ngoài ra, các bệnh thường gặp ở trẻ trong độ tuổi (1 – 18) như béo phì và cong vẹo cột sống tại trường học… 

  1. Béo phì

Hiện nay tình trạng béo phì ở lứa tuổi học đường ngày càng tăng. Những nguyên nhân  dẫn đến béo phì là do yếu tố di truyền, do chế độ ăn uống không lành mạnh, lười hoạt động. Thừa cân béo phì  không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các em như dẫn đến  nguyên nhân gia tăng bệnh lý mạn tính nguy hiểm như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường… trong đó hệ xương khớp là một trong những căn bệnh chịu tác hại nghiêm trọng của tình trạng này.

Nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng cho trẻ quá dư thừa, nhưng hoạt động vận động ít.

 Cách phòng tránh bệnh béo phì: 

Lựa chọn một chế độ sống lành mạnh, thường xuyên vận động, bố mẹ có thể nhờ trẻ làm một số việc nhà như dọn nhà, tưới cây, quét sân, nhà…Chế độ dinh dưỡng hợp lý, không quá nhiều chất béo, đồ ngọt.

  1. Cong vẹo cột sống

Khái niệm

Cong vẹo cột sống là những biến dạng của cột sống làm lệch hình thân thể Làm cho chúng ta xấu đi, mà khi sinh ra cha mẹ chúng ta đã cho ta một thân thể khỏe, đẹp. Vậy sao chúng ta lại không biết tự bảo vệ cho chính mình.

Phân loại

* Cong cột sống: cột sống có 4 hình thái

+ Gù: đoạn cổ và lưng cong quá nhiều.

+ Ưỡn: đoạn thắt lưng cong quá nhiều.

+ Còng: đoạn thắt lưng cong ngược ra trước.

+ Bẹt: đoạn thắt lưng không có độ cong sinh lý.

* Vẹo cột sống:

Nhìn từ phía sau nếu cột sống lệch sang bên trái hoặc bên phải.

Thường gặp 2 dạng:

+ Vẹo đều sang bên trái hoặc bên phải, chỉ có 1 đoạn cong (hình chữ C)

+ Vẹo với 2 đoạn cong đối lập nhau, ví dụ đoạn cổ – lưng cong sang phải (hình chữ S)

 Nguyên nhân

+ Ngồi học không đúng tư thế (ngồi không ngay ngắn, nằm, quỳ, nghiêng khi học bài).

+ Kích thước bàn ghế không phù hợp (Bàn ghế quá cao hay quá thấp, quá chật, thiếu chỗ ngồi học).

+ Lao động qua nặng, quá sớm, bế nách em bé, đeo cặp sách quá nặng hoặc không đều 2 bên vai hoặc cắp cặp vào nách.

+ Mắc còi xương, suy dinh dưỡng.

Ảnh hưởng

+ Gây lệch trọng tâm cơ thể, làm học sinh ngồi học tập không được ngay ngắn, gây cản trở cho việc đọc, viết, căng thẳng thị giác và làm trí não kém tập trung dẫn đến ảnh hưởng xấu kết quả học tập.

+ Gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi và sự phát triển của khung chậu (đặc biệt với các em gái sẽ gây ảnh hưởng đến sinh đẻ khi trưởng thành)
+ Cơ thể lệch, vai không cân đối, bước đi không đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Phòng chống cong vẹo cột sống

+ Tư thế ngồi học phải đúng, ngay ngắn.

+ Bàn ghế phải phù hợp với tầm vóc học sinh.

+ Không nên sách cặp hoặc đeo cặp qúa nặng 1 bên vai, nên đeo cân hai vai.

+ Lao động và tập luyện vừa sức.

+ Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý.

Thanh Huyền (tổng hợp)

 

Bài viết liên quan

Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sau tiêm vaccine COVID-19

CDC Hà Nam

Điểm báo ngày 12/9/2018

CDC Hà Nam

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tích cực hưởng ứng Lễ hội Xuân hồng 2019

CDC Hà Nam