Phòng nhiễm bẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh nơi chế biến

(CDC Hà Nam)

Khi trẻ đến trường cần quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ được khoẻ mạnh, học tập tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa. Việc trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng nhưng phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng.

Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học đòi hỏi phải đảm bảo. Nơi chế biến thực phẩm luôn thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ có dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và chín như:

Bếp nấu ăn đảm bảo đủ ánh sáng và thoáng khí.

Bếp ăn thực hiện quy trình 1 chiều để đảm bảo vệ sinh.

Tổ chức bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho toàn thể cán bộ viên chức trong nhà trường vào đầu năm học.

Nhà bếp luôn luôn đảm bảo vệ sinh, đảm bảo bếp ăn không bụi, có đủ dụng cụ cho nhà bếp và đồ dùng ăn uống cho trẻ, có để nguồn nước sạch phục vụ cho chế biến và cho trẻ sử dụng hằng ngày. Ngoài ra nhà bếp luôn luôn có bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho mọi người cùng đọc và thực hiện. Có sơ đồ cụ thể cho một qui trình tiếp nhận thực phẩm, làm sạch, sơ chế, chế biến phân chia khẩu phần. Phân công cụ thể ở các khâu: Chế biến theo thực đơn, theo số lượng, định lượng đã cân đối của nhà trường, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và hợp vệ sinh.

Đối với nhân viên nấu ăn phải thường xuyên kiểm tra sức khoẻ trước khi vào năm học và khám định kỳ sau 6 tháng làm việc tiếp theo. Trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ đầu tóc phải gọn gàng, móng tay luôn cắt ngắn và sạch sẽ, tuyệt đối không được dùng tay bốc thức ăn khi đã nấu cho trẻ. Nhà trường kết hợp với công đoàn, đoàn thanh niên thực hiện kế hoạch trồng rau sạch tại sân trường để góp phần cung cấp dinh dưỡng và cải thiện bữa ăn cho học sinh luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bếp được trang bị sử dụng bếp ga không gây độc hại cho nhân viên và khói bụi cho trẻ.

Thường xuyên cọ rửa các dụng cụ chế biến thực phẩm hằng ngày sau khi sử dụng.

Thùng chứa rác thải, nước gạo… luôn được thoát và để đúng nơi quy định, các loại rác thải được chuyển ra ngoài hàng ngày và tiêu hủy kịp thời (Đối với các loại rác thải dễ cháy)

Nhân viên phải mặc trang phục khi nấu ăn: Mang tạp dề, đội mũ khi chế biến,

Hằng ngày trước khi bếp hoạt động, nhà trường có kế hoạch phân công cụ thể nhân viên cấp dưỡng thay phiên nhau đến sớm làm công tác thông thoáng phòng cho không khí lưu thông và lau dọn sàn nhà, kệ bếp, kiểm tra hệ thông điện, ga trước khi hoạt động. Nếu có điều gì biểu hiện không an toàn thì nhân viên cấp dưỡng báo ngay với ban giám hiệu nhà trường biết và có kế hoạch xử lý. Ngoài công tác vệ sinh hằng ngày, hằng tuần phải tổng vệ sinh xung quanh nhà bếp, vệ sinh nhà bếp, dụng cụ nhà bếp, dụng cụ ăn uống, nhà ăn của trẻ , khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia cơm cho trẻ.

Khu chế biến thực phẩm được đảm bảo vệ sinh và tránh xa nhà vệ sinh, bãi rác khu chăn nuôi… không có mùi hôi thối xảy ra và được sử dụng đúng qui trình từ sống đến chín. Dao thớt chế biến xong luôn được rửa sạch để ráo hàng ngày và được sử dụng đúng giữa thực phẩm sống và chín. Cuối tuần phải cho qua nước sôi để khử trùng.

Mậu Ngọ (tổng hợp)

 

 

Bài viết liên quan

Hướng xử lý với thực phẩm không an toàn bị thu hồi

Ngọc Nga

Đau đầu ở trẻ, thận trọng với u tiểu não

CDC Hà Nam

Bản tin công tác phòng, chống dịch sáng ngày 27/9

Ngọc Nga