Phòng chống một số tai nạn thương tích trong trường học

(CDC Hà Nam)

Các bệnh lý thường gặp ở lứa tuổi học sinh như sốt, say nắng, chảy máu cam…và các tai nạn thương tích thường gặp trong trường học như té ngã gây chấn thương hoặc vết thương chảy máu…Việc sơ cứu rất cần thiết và quan trọng, cần phải làm kịp thời và đúng cách để giảm nhẹ thương tổn.

Sơ cấp cứu học đường nhằm giúp các em học sinh nắm được kiến thức và thực hành sơ cấp cứu tại cộng đồng, phòng ngừa và ứng phó thảm họa, tai nạn thương tích học đường, tai nạn giao thông khi có xảy ra. Nâng cao kiến thức và kỹ năng của học sinh về sơ cấp cứu ban đầu, giảm thiểu tới mức thấp nhất những rủi ro do tai nạn thương tích gây ra và kiến thức để xử lý một cách kịp thời cho bản thân cũng như cho mọi người khi gặp sự cố bất ngờ trong sinh hoạt, học tập, vui chơi…

  1. Sốt

Là phản ứng của cơ thể đối với một bệnh lý. Thường gặp là do bị viêm nhiễm ở một cơ quan nào đó trong cơ thể. Nhiệt độ bình thường của cơ thể từ 36.5 0C đến 370C. Khi sốt thân nhiệt cao hơn bình thường, nếu trên 390C là sốt cao, có thể gây co giật và tổn thương thần kinh.

* Xử trí:

–   Uống nhiều nước (nước chanh, nước cam, nước lọc…), ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu (cháo, soup, sữa…).

–   Lau mát bằng nước ấm ở vùng lưng, ngực, hai bên cổ, nách và bẹn.

–   Không nên mặc quần áo quá kín, hoặc đắp chăn mền quá kín.

–   Uống thuốc hạ nhiệt và hãy đến cơ sở y tế khám và điều trị.

  1. Say nóng, say nắng

Say nóng là sự tăng nhiệt độ bên trong cơ thể, do mất cân bằng giữa sinh và thải nhiệt, nguyên do ảnh hưởng tự nhiệt độ môi trường. Say nắng là phản ứng mạnh nhất của cơ thể với bức xạ nhiệt của mặt trời gây rối loạn điều hòa nhiệt độ và mất nước.

Khi chạy nhảy, hoạt động nhiều trong điều kiện nhiệt độ không khí cao mà không được thông nóng hoặc hoạt động lầu ngoài trời nắng gắt mà không đội nón, mũ . Đặc biệt để nắng chiếu trực tiếp vào vùng gáy.

* Biểu hiện:

– Trường hợp nhẹ: Vã mồ hôi, bải hoải tay chân, nhứt đầu, chống mặt, hoa mắt, ù tai, tăng cảm giác khát. Buồn nôn tức ngực, khó thở, toàn thân nóng đỏ, mạch và nhịp thở đều nhanh.

– Trường hợp nặng: Rối loạn hô hấp, nhịp thở nhanh, mạch nhanh, thân nhiệt tăng, có thể mê sảng, co giật và ngất.

* Xử trí :

–  Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng mát, nới rộng quần áo, quạt mát cho nạn nhân.

– Hạ thân nhiệt bằng cách lau mát cơ thể, vùng đầu và gáy. Có thể tắm bằng nước ở nhiệt độ 260C đến 290C sau đó lau khô.

– Chống mất nước điện giải bằng cách uống nước mát và dung dịch ORS.

– Những trường hợp nặng cần chuyển đến cơ sở y tế sau khi đã sơ cứu như trên.

  1. Chảy máu cam

Do tổn thương một mạch máu nhỏ ở bên trong mũi, thường là niêm mạc mũi bị khô do thời tiết, do dị ứng hoặc do mũi bị va chạm mạnh.

* Xử trí:

– Ngồi xuống, cuối đầu về phía trước, tránh nuốt máu trong cổ họng. Dùng hai ngón tay cái và trỏ bóp chặt hai bên cánh mũi, thở bằng miệng, trong 10 phút máu sẽ ngưng chảy.

– Không được xì mũi, khịt mũi trong vài giờ sau khi bị chảy máu cam.

– Nếu sau 30 phút máu vẫn chảy, phải đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu và điều trị.

  1. Bỏng

Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi cơ thể tiếp xúc với chất lỏng nóng, chất rắn nóng, lửa

* Xử trí       .

– Ngâm chỗ bỏng vào nước mát, sạch hoặc để chỗ bỏng dưới vòi nước đang chảy 20 phút

– Cởi bỏ quần áo trước khi vết bỏng sưng lên. Chú ý dùng kéo cắt bỏ phần quần áo tránh chạm vào vết bỏng

– Băng nhẹ vùng bỏng bằng vải, gạc sạch, tránh làm vỡ nốt phỏng.

5.Vết thương, chảy máu

Khi bị mất máu quá nhiều sẽ dẫn đến choáng, hôn mê và chết. Đứng trước một vết thương chảy máu thì việc đầu tiên là cầm máu, giữ sạch vết thương để không làm nhiễm trùng thêm cho vết thương.

* Xử trí:

– Nếu vết thương nông cạn như trầy sướt, vết đứt nhẹ, chảy máu cũng cần phải đến y tế rửa vết thương, băng cầm máu, chống nhiễm trùng, không tự ý đắp bất cứ thứ gì lên vết thương.

-Nếu vết thương sâu, chảy máu nhiều, dùng tay ép chặt lên vết thương để cầm máu tạm thời, giơ cao vết thương và đến ngay y tế để cấp cứu. Trường hợp vết thương nặng chảy máu quá nhiều, thì đặt nạn nhân nằm tại chổ, dùng khăn hoặc vải sạch ép chặt lên vết thương và nhờ người hỗ trợ gọi y tế cấp cứu. Nên dùng găng tay khi tiếp xúc với máu.

  1. Chán thường, gãy xương

Chấn thương do té ngã, đụng giập, trường hợp bị xay xát phần mềm, sưng đau, có thể bị bong gân…cần đến y tế để được sơ cứu.

Xử trí:

– Nếu chấn thương nhẹ, ngoài da, cần chườm lạnh sớm để giảm sưng, đau.

– Nếu có tổn thương gân, cơ như bong gân, giãn cơ cần bất động vùng tổn thương bằng băng thun từ 7 đến 10 ngày tùy theo tổn thương nặng hay nhẹ.

* Gãy xương-trật khớp : Là trường hợp chấn thương nặng, gây tổn thương đến xương, khớp.

Biểu hiện: Đau, sưng to, bầm tím chỗ gãy.

– Hạn chế hoặc không cử động được, có thể biến dạng.

– Trường hợp gãy xương hở, đầu xương sẽ đâm thủng qua da.

Xử trí: Phải nhẹ nhàng, không co kéo, di động chổ gãy để giảm đau và phòng ngừa choáng cho nạn nhân.

– Cố định xương gãy bằng nẹp tại chổ trước khi chuyển đến cơ sở y tế.

– Luôn quan sát các dấu hiệu của choáng (da xanh tái, mệt lả, toàn thân lạnh, nhớp pháp mồ hôi…) Nếu có, phải gọi ngay sự giúp đở của cơ quan y tế gần nhất.

Thanh Huyền (tổng hợp)

 

Bài viết liên quan

Bản tin công tác phòng, chống dịch sáng ngày 04/02/2022

CDC Hà Nam

Hà Nam: Thông báo 26 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2

admin

CDC Hà Nam: Tiếp tục thông báo 28 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2

Ngọc Nga