Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường mầm non.

(CDC Hà Nam)

Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con nguời, phát triển toàn diện về các lĩnh vực: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội. Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện thì ta cần kết hợp hài hoà giữa chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục đó là điều tất yếu.

Vì giáo dục mầm non có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người. Nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt ra cho chúng ta phải có kế hoạch và trách nhiệm trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để có đủ điều kiện thực hiện mục tiêu cơ bản trên thì cán bộ và giáo viên là lực lượng nòng cốt quyết định đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường mầm non.

* Đảm bảo an toàn thực phẩm:

Để làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú ở trường mầm non có rất nhiều nội dung cần được quan tâm chỉ đạo thực hiện:

Vệ sinh an toàn thực phẩm và những điều kiện có liên quan.

Các biện pháp vệ sinh phòng nhiễm bẩn thực phẩm: vệ sinh cá nhân; Vệ sinh môi trường; Vệ sinh dụng cụ chế biến (Dao, thớt, đũa, thìa, tiếp xúc với thực phẩm sống và chín); Vệ sinh dụng cụ ăn uống ( Bát, thìa, cốc) được rửa sạch.

Kiểm soát quá trình chế biến

Khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên cấp dưỡng.

Cung cấp kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cấp dưỡng, cha mẹ học sinh, giáo viên và các cháu học sinh trong trường mầm non.

*Các biện pháp đảm bảo nâng cao chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm:

Các biện pháp cơ bản: Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản, pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp có hiệu quả với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là đội ngũ nhân viên nấu ăn, tăng cường tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm đến các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân; Đưa nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp theo từng độ tuổi để giám sát công tác vệ sinh nói chung, vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng thường xuyên theo từng chủ đề cụ thể; Thực hiện tốt biện pháp phòng tránh ngộ độc; Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho từng bữa ăn phù hợp với địa phương, với tình hình kinh tế của nhân dân và theo mùa; Tăng cường mua sắm trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho học sinh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường.

Xây dựng kế hoạch: Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với đặc điểm thực tế của nhà trường. Lên thực đơn ăn uống theo khẩu phần, hàng ngày, hàng tuần, theo mùa, hợp lý, cân đối dinh dưỡng và triển khai sâu rộng trong toàn thể cha mẹ học sinh như: Trong cuộc họp mặt phụ huynh đầu năm, thông qua tranh ảnh, hội thi, động viên phụ huynh cùng tham gia thực hiện kế hoạch đảm bảo nâng cao chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngọc Nga (tổng hợp)

 

 

Bài viết liên quan

Tập huấn công tác y tế trường học và phòng chống dịch bệnh năm 2021

Mậu Ngọ

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lê Thị Thuỷ kiểm tra nơi có ca nghi dương tính với SARS-CoV-2 tại thôn Lê Lợi, TP. Phủ Lý

Mậu Ngọ

Bản tin công tác phòng, chống dịch tối ngày 12/12/2021

Ngọc Nga