Sử dụng và bảo vệ nguồn nước sạch

(CDC Hà Nam)

– Nước ô nhiễm là nguồn lây truyền các loại bệnh như: tả, lỵ, thương hàn…
– Tất cả các nguồn nước tự nhiên (nước giếng, nước mưa, nước ao hồ…) đều có chứa mầm bệnh do những nguồn nước này bị ô nhiễm dưới nhiều hình thức khác nhau.
– Giếng gần hố xí, chuồng gia súc, gia súc thả rông xung quanh sẽ bị ô nhiễm.
– Các nguồn nước khác cũng sẽ bị ô nhiễm nếu: Ở gần hoặc thông với hệ thống mương rãnh thoát nước thải, nước từ hố xí…, Vứt rác, xác gia súc bừa bãi xung quanh.
– Giếng nước, bể chứa nước mưa hoặc dụng cụ chứa nước không có nắp đậy rất dễ bị nhiễm bẩn từ lá cây, rác, bụi…
Những điều cần làm:
– Sử dụng nguồn nước sạch sẵn có cho việc nấu nướng và ăn uống.
– Sử dụng và bảo vệ nguồn nước máy.
– Giếng nên có thành và nắp đậy, cách xa hố xí từ 8 đến 10 m.
– Bảo vệ nguồn nước: nước giếng, nước suối, nước hồ tránh xa nguồn phân, nước thải và rác thải.
– Không thả rông gia súc.
– Không sử dụng nước mưa của cơn mưa đầu tiên do nước có thể bị nhiễm bẩn từ mái nhà và máng thu nước.
– Dụng cụ chứa nước phải có nắp đậy kín, sạch và được chùi rửa thường xuyên.
– Dụng cụ múc nước cần được bảo quản sạch sẽ, cọ rửa thường xuyên và treo lên cao.
– Không thọc tay vào nước sạch và các dụng cụ múc nước, chứa nước.
Sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh
– Phân người chứa nhiều mầm bệnh
– Mầm bệnh trong phân người là nguyên nhân của rất nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy.
– Phân người không xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm đất, nguồn nước và thức ăn.
– Nguồn phân không được đậy kín sẽ gây mùi hôi thối và thu hút nhiều ruồi. Ruồi là nguyên nhân lây truyền mầm bệnh từ phân qua thức ăn.
– Để phòng tránh sự lây lan bệnh tật, việc quan trọng nhất là xử lý phân gia đình một cách an toàn.
Những điều cần làm:
– Mọi người trong gia đình đều nên đi vệ sinh trong hố xí (trừ trẻ em quá nhỏ tuổi).
-Thu gom và đổ phân trẻ em vào hố xí.
– Hố xí có thể được xây bằng vật liệu đơn giản , nhưng cần phải có sàn và nắp đậy kín.
– Giữ vệ sinh hố xí sạch sẽ.
– Không dùng phân người để bón cây trồng.
Thu gom và xử lý rác thải theo qui định;
– Ruồi nhặng và chuột thường sinh sống tại những đống rác thải, đặc biệt là những nơi có thức ăn thừa, rau và xác súc vật.
– Ruồi nhặng và chuột là nguồn lây truyền bệnh.
– Vứt rác thải và xác súc vật xuống ao, suối, hồ gây ô nhiễm nguồn nước..
Những điều cần làm:
– Thu gom và đổ rác thải vào thùng rác hoặc hố rác.
– Đổ rác vào xe nếu ở khu vực có xe rác công cộng.
– Nếu ở khu vực không có xe rác, nên đổ rác vào hố có nắp đậy rồi đốt hoặc chôn.
– Xác súc vật nên được chôn sâu và chôn xa nguồn nước, xa nhà.
– Diệt chuột, ruồi, nhặng xung quanh nơi ở.

Mậu Ngọ (tổng hợp)

Bài viết liên quan

Bản tin công tác phòng, chống dịch trưa ngày 23/9

Ngọc Nga

Sự nguy hiểm và biến chứng của bệnh bạch hầu

Ngọc Nga

Hà Nam: Tập trung khoanh vùng dập dịch, phong tỏa tạm thời thôn Quan Nhân; từ 18 giờ chiều 29/4 dừng hoạt động các dịch vụ không thiết yếu; tăng cường truy vết xét nghiệm nhanh F1, F2

Ngọc Nga