Phòng chống bệnh đau mắt đỏ

(CDC Hà Nam)

Bệnh đau mắt đỏ còn gọi là bệnh viêm kết mạc cấp, đây là bệnh phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi thời gian trong năm. Bệnh thường gặp nhất vào mùa đông xuân và mùa hè đặc biệt sau các đợt bão lũ thiên tai, thời tiết nắng nóng, các bể bơi không đảm bảo vệ sinh, không khí nhiều bụi bẩn…tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn, virus gây viêm kết mạc. Đây là bệnh lành tính, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ biến chứng khoảng 20% chủ yếu là viêm giác mạc. Nếu không điều trị kịp thời có thể để lại sẹo giác mạc, gây giảm thị lực.

Để phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ cho bản thân, gia đình và cộng đồng các bạn học sinh cần biết đau mắt đỏ là gì? Những triệu chứng và diễn biến của bệnh ra sao để bản thân có cách phòng ngừa bệnh. Bài tuyên truyền về bệnh đau mắt đỏ dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh. Dưới đây là Bài tuyên truyền phòng chống bệnh đau mắt đỏ để tuyên truyền tại các trường học, cơ quan, doanh nghiệp để mọi người có ý thức phòng chống bệnh căn bệnh này.

Đau mắt đỏ là gì? Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân của đau mắt đỏ thường là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng…

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ

– Đỏ một hoặc cả hai mắt

– Ngứa một hoặc cả hai mắt.

– Cảm giác có sạn ở trong mắt.

– Rỉ dịch ở một hoặc hai mắt, chảy nước mắt.

– Khó chịu với ánh sang.

– Có chất dịch màu trắng rõ rang.

– Có dử ghèn màu vàng hoặc màu xanh lục từ mắt.

– Khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng gỉ mắt.

Bệnh sẽ làm cho bạn có cảm giác như có vật gì ở trong mắt mà không thể thấy ra được.

– Các triệu chứng trên thường rầm rộ khoảng 3 ngày đầu sau giảm dần, thoái lui sau khoảng 10 ngày, đại đa số lành tính, ít để lại di chứng.

– Một số ít có thể có giả mạc ở kết mạc mi (mắt thường sưng khó mở, có dịch màu hồng…) đau kéo dài có khi hàng tháng nếu không được bóc giả mạc

– Một số có thể có biến chứng Viêm giác mạc chấm khi đó sẽ có ảnh hưởng đến thị lực.

– Viêm kết mạc trên người bệnh có các bệnh mạn tính khác về mắt như: mắt hột, sẹo giác mạc cũ, tắc lệ đạo…sẽ làm cho bệnh tiến triển nặng thêm;

– Bệnh thường bắt đầu một mắt sau đó lây sang mắt thứ 2 trong vòng vài ngày.

Bệnh có thể lây lan bằng cách nào ?

Lây qua vật dụng sinh hoạt như:

– Dùng chăn hoặc chậu rửa mặt chung

– Dùng tay dụi mắt sau đó dùng chung đồ vật với người khác

– Lây qua môi trường bể bơi, không khí

– Lây qua vật trung gian là ruồi/ nhặng

– Lây qua đường nước bọt.

– Lây qua đường hơ thở.

Bệnh có thể gây ra những hậu quả gì ?

Bệnh hầu hết khỏi hoàn toàn trong vòng 1 đến 2 tuần không để lại di chứng.Tuy nhiên có thể gây ra một số hậu quả:

– Có thể bị bội nhiễm, tổn thương giác mạc như viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc chấm nông gây giảm thị lực kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động.

– Có thể lây lan thành dịch. Trong trường hợp tự ý điều trị, hoặc điều trị không đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng có thể gây mù mắt như loét giác mạc, glôcôm….

Phòng bệnh đau mắt đỏ như thế nào ?

Vệ sinh tốt là cách tốt nhất để kiểm soát lây lan Đau mắt đỏ. Một khi đã được chẩn đoán là đau mắt đỏ bạn cần thực hiện các bước sau:

– Không dụi mắt bằng tay.

– Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, điều này rất quan trọng. – Lau rửa dịch dử mắt 2 lần một ngày bằng khăn giấy hoặc cotton ẩm, sau đó vứt ngay.

– Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.

– Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa.

– Rửa tay sau khi tra thuốc mắt.

– Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.

Bệnh đau mắt đỏ rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Có những loại nguy hiểm cần điều trị gấp, nhưng cũng có loại nhẹ chỉ thoáng qua mà không cần điều trị. Quan trọng là chúng ta phải biết cách nhận biết những dấu hiệu để chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị thích hợp nhằm tránh những tổn hại về sau.

Ngọc Nga (tổng hợp)

Bài viết liên quan

Bản tin công tác phòng, chống dịch trưa ngày 04/10

Ngọc Nga

Hà Nam đã lấy hơn 17.500 mẫu xét nghiệm COVID-19

Ngọc Nga

Bản tin công tác phòng, chống dịch sáng ngày 07/02/2022

CDC Hà Nam