Theo các chuyên gia tâm lý, rối loạn tâm thần tuổi học đường thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
Thay đổi môi trường đột ngột: Các rối loạn tâm thần thường xảy ra khi các em thay đổi môi trường đột ngột (lên cấp 1, cấp 2, cấp 3 hoặc chuyển trường). Trẻ nhỏ thường thiếu kỹ năng thích nghi và phải mất nhiều thời gian để có thể quen dần với thầy cô, bạn bè và các quy định mới của trường học. Do đó, không ít trẻ phải đối mặt với căng thẳng và lo âu trong khoảng thời gian này.Tuy nhiên, người lớn thường xem nhẹ vấn đề này và cho rằng thời gian sẽ giúp con quen với môi trường mới. Suy nghĩ chủ quan, phiến diện của bố mẹ khiến con phải đối mặt với căng thẳng và nhiều rối loạn tâm thần tuổi học đường.
Áp lực học tập: Có thể nói, áp lực học tập là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra những vấn đề tâm lý, tâm thần ở trẻ em tuổi học đường. Những năm gần đây, chương trình học thay đổi và nặng hơn trước rất nhiều khiến học sinh phải dành nhiều thời gian cho việc học, thậm chí không có đủ thời gian để ngủ nghỉ và vui chơi.Áp lực học tập là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề tâm lý ở học sinh, sinh viên.Không chỉ bị áp lực bởi chương trình học, không ít phụ huynh quá kỳ vọng vào con cái khiến cho con bị căng thẳng và mệt mỏi quá mức. Bên cạnh đó, nhiều trẻ tự tạo áp lực để bản thân trở nên nổi bật và không thua kém so với bạn bè. Tuy nhiên, ý nghĩa thực sự của học tập là trau dồi kiến thức và rèn luyện những đức tính tốt. Tình trạng áp lực quá mức không chỉ khiến kết quả học tập giảm sút, trẻ đến trường với tâm trạng chán nản, mệt mỏi mà còn gia tăng nguy cơ mắc phải các rối loạn tâm thần.
Mâu thuẫn với thầy cô, bạn bè: Khi bước vào giai đoạn dậy thì, tâm sinh lý của trẻ sẽ có nhiều thay đổi. Do đó, trẻ có thể mâu thuẫn với thầy cô giáo và bạn bè. Những vấn đề này tưởng chừng như không đáng kể nhưng lại khiến tâm lý của trẻ bị tổn thương sâu sắc.Trong những năm gần đây, không khó để bắt gặp tình trạng nhiều trẻ có dấu hiệu trầm cảm, hoảng loạn do bị thầy cô giáo trách phạt, đối xử không công bằng, bạn bè tẩy chay và bạo hành bằng lời nói. Nếu bố mẹ không có sự quan tâm đúng mực, con trẻ có thể mắc phải các chứng rối loạn tâm thần. Ngoài những ảnh hưởng đến sức khỏe, những tổn thương tâm lý do các chứng bệnh này gây ra cũng khiến cho trẻ hình thành quan niệm lệch lạc và méo mó về nhân cách.
Bố mẹ thiếu sự thấu hiểu: Khi còn nhỏ, bố mẹ dễ dàng nắm bắt tâm lý của con cái. Tuy nhiên khi con trưởng thành, bố mẹ rất khó để thấu hiểu con muốn gì và nghĩ gì. Ở lứa tuổi này, tâm sinh lý của trẻ có nhiều thay đổi và bản thân trẻ cũng bắt đầu hình thành chính kiến riêng. Do đó, trẻ muốn được gia đình tôn trọng và đối xử như một người trưởng thành.Tuy nhiên, với kinh nghiệm sống còn hạn chế, trẻ dễ đưa ra những quyết định sai lầm. Đối mặt với những thử thách trong cuộc sống, trẻ rất dễ mắc phải các rối loạn tâm thần nếu không có gia đình hỗ trợ.
Phòng ngừa rối loạn tâm thần tuổi học đường
Rối loạn tâm thần tuổi học đường gây ra nhiều ảnh hưởng đối với đời sống tinh thần, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ. Chính vì vậy, gia đình và nhà trường cần có những hiểu biết sâu sắc hơn về tâm lý của các em.Tạo điều kiện để con trẻ được học tập và vui chơi lành mạnh giúp giảm nguy cơ mắc phải các rối loạn tâm thần tuổi học đường
Không đặt nặng thành tích khiến các em bị căng thẳng và áp lực quá mức.
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa như các khóa học kỹ năng, cuộc thi thể thao, câu lạc bộ vui chơi, giải trí,…
Tổ chức các khóa dạy nghề cơ bản để định hướng nghề nghiệp và giúp các em xác định được sở thích, đam mê của bản thân.
Giáo dục các em về sức khỏe tâm thần và hướng dẫn các kỹ năng giải tỏa stress lành mạnh.
Nâng cao ý thức của học sinh, sinh viên về ảnh hưởng của chất gây nghiện, rượu bia và các thói quen không lành mạnh khác.
Tổ chức các buổi tọa đàm để các em có cơ hội chia sẻ tâm tư, tình cảm. Ngoài ra, nhà trường cũng nên có phòng tham vấn tâm lý để học sinh có thể tìm đến khi gặp phải mâu thuẫn với gia đình, bạn bè, thầy cô giáo,…
Giáo viên cần quan tâm đến tâm lý của học sinh để các em có động lực vượt qua nghịch cảnh và những thất bại trong cuộc sống. Đồng thời liên lạc với gia đình để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Rối loạn tâm thần tuổi học đường đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Trước thực trạng này, gia đình và nhà trường cần có biện pháp điều chỉnh để giúp các em bình ổn tâm lý và học tập với trạng thái tinh thần tốt nhất.
Mậu Ngọ (tổng hợp)