Một số biện pháp phòng chống nhiễm lạnh cho trẻ khi đến trường

(CDC Hà Nam)

Hiện nay, thời tiết mùa đông rét tại các tỉnh, thành phía Bắc nước ta khiến trẻ dễ nhiễm lạnh. Nhà trường, cha mẹ cần làm gì để phòng chống nhiễm lạnh cho trẻ khi đến trường?

 Tình hình dịch bệnh COVID-19 đã có xu hướng giảm dần và chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt. Học sinh được đến trường trở lại. Song thời tiết miền Bắc bắt đầu lạnh làm cho các bậc phụ huynh lo lắng. Khi trẻ đến trường do cơ thể các con chưa thể thích nghi ngay được với thời tiết khắc nghiệt của mùa đông, nên dễ bị nhiễm lạnh.

Khi trẻ bị nhiễm lạnh dễ mắc một số bệnh đường hô hấp như: Viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi….

Để giúp các em phòng nhiễm lạnh thày cô giáo, các bậc cha mẹ cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:

  1. Cho các con mặc đủ ấm

Cha mẹ luôn theo dõi thời tiết của ngày hôm sau để lựa chọn cho con loại quần áo nào cho đủ ấm, chú ý đến vùng cổ ngực, đầu mặt và chân tay.

  1. Ăn uống ấm và đủ chất

Nhà trường cần chú ý khẩu phần ăn của các con cũng rất quan trọng, không phải ăn nhiều là tốt mà biết cho các con ăn đủ. Nhiều trẻ do ăn uống không điều độ dẫn đến béo phì và một số bệnh khác.

Trong khẩu phần ăn, ngoài việc sử dụng các loại thực phẩm đủ dinh dưỡng, phụ huynh cần quan tâm đến các loại rau, củ, quả giàu vitamin như: Cải bắp, cải chíp, củ cải, đậu, rau diếp, khoai lang, khoai tây… có khả năng tăng cường chức năng miễn dịch.

Nên thay đổi khẩu phần ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn đồ ăn, thức uống có nước đá hay những đồ ăn mới lấy từ tủ lạnh ra.

  1. Phòng tránh nhiễm lạnh cho trẻ tại trường học

– Cho trẻ uống nước ấm hoặc xoa dầu: Khi trẻ đi lạnh về cha mẹ cho uống ngay một vài ngụm nước ấm hoặc xoa dầu gió, dầu gừng vào thái dương hai bên, trán, cổ, mũi, lòng bàn chân tay… của trẻ.

– Ngâm chân, tay của trẻ vào nước ấm: Ngâm bàn chân, tay vào nước ấm được nấu với gừng tươi (sinh khương) hoặc tía tô hay kinh giới.

– Uống một bát nước sắc ấm: Đối với trẻ lớn tuổi có thể uống một bát nước sắc gừng tươi 2-5g hoặc nước sắc tía tô 4-6 g hay kinh giới 4-6g. Uống khi nóng vừa làm ấm cơ thể vừa có tác dụng giải cảm lạnh, giảm ho, long đờm…

– Xoa bóp, bấm huyệt: Dùng bàn tay xoa, chà xát nhanh, mạnh vào hai bàn chân, tay của trẻ 10 đến 15 phút, sau đó lấy ngón tay cái bấm vào huyệt lao cung (vị trí huyệt lao cung nằm ở giữa lòng bàn tay). Huyệt lao cung thuộc kinh tâm bào, có tác dụng làm lan tỏa dương khí trong cơ thể.

Bấm vào huyệt dũng tuyền (nằm ở 1/3 trên lòng bàn chân) thuộc kinh thận, có tác dụng ôn kinh, tán hàn, làm ấm cơ thể.

+ Bôi dầu gió vào hai huyệt lao cung và dũng tuyền rồi bấm 10 đến 15 phút.

Ngoài ra, mặc dù trẻ được đi học nhưng dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp và khó lường. Chính vì vậy các bậc cha mẹ cần trang bị cho trẻ các biện pháp chủ động phòng ngừa dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các trường học, tiêm vaccine cho trẻ, hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang và đeo khẩu trang khi đến trường; luôn sát khuẩn tay vào những thời điểm thích hợp như khi đến trường, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi đi học về.

Mậu Ngọ  (tổng hợp)

 

 

 

Bài viết liên quan

Bản tin công tác phòng, chống dịch ngày 13/9

CDC Hà Nam

Tích cực và chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm

Ngọc Nga

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Việt Nam có lây nhiễm và gây bệnh ở người?

CDC Hà Nam