Ăn vặt có hại khủng khiếp cho sức khỏe ra sao?

(CDC Hà Nam)

Nhiều người có thói quen ăn vặt một cách thường xuyên và liên tục mà không biết điều này đang âm thầm rước đủ các loại bệnh gây huỷ hoại sức khỏe cơ thể.

Theo các nhà khoa học, chỉ nên gói gọn việc ăn uống trong vòng 10 tiếng/ngày hoặc ăn ít hơn khung thời gian này, và sau đó để cơ thể nghỉ ngơi trong một thời gian dài không nạp thức ăn là cách tốt nhất để có một cơ thể khỏe mạnh.

Khiến cơ thể làm việc liên tục

Thực tế, việc ăn ba bữa một ngày mới phát triển gần đây theo quá trình cuộc cách mạng công nghiệp của con người. Có nghĩa là bắt đầu vào đầu thế kỷ thứ 19, trong suốt chiều dài lịch sử, bữa sáng không tồn tại.

Nhưng ngày nay, mọi người có xu hướng ăn nhiều hơn 3 bữa chính, mà thường gọi là ăn vặt.

Và việc phát triển các ứng dụng gọi đồ ăn trên điện thoại thông minh khiến mọi người dễ dàng gọi món ăn uống và khiến cơ thể luôn trong trạng thái no khoảng 16 tiếng/ngày.

Cơ thể có 2 trạng thái là lúc đói và sau khi ăn. Trạng thái hấp thụ thức ăn là thời gian trao đổi chất cùng thời điểm hoạt động của hệ miễn dịch.

Và khi chúng ta ăn không chỉ hấp thụ chất dinh dưỡng mà còn sản xuất phản ứng viêm nhất thời. Viêm là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với nhiễm trùng và chấn thương, giúp bảo vệ chống lại các tác nhân gây căng thẳng.

Điều này cũng có nghĩa rằng hành động ăn cũng tạo ra mức độ căng thẳng sinh học cho hệ thống miễn dịch. Và khi mọi người liên tục ăn vặt, cơ thể luôn trong trạng thái sản xuất phản ứng viêm.

Và những tác hại

Trong khoảng 4 tiếng sau khi ăn, các vi khuẩn đường ruột thâm nhập vào máu kích hoạt hệ thống miễn dịch gây viêm. Tiến trình này được điều khiển bởi một cơ quan được gọi là “inflammasome”, chịu trách nhiệm phát hiện các vi khuẩn lạ và tấn công nó. Nhưng đây là tiến trình ngắn hạn để bảo vệ hệ thống miễn dịch.

Nhưng chứng viêm sau ăn đang ngày càng nghiêm trọng hơn bởi lối sống hiện đại.

Những bữa ăn vặt tiếp nối nhau và quá nhiều calo và chất béo bão hoà khiến cơ thể tạo ra phản ứng viêm để bảo vệ và được kích hoạt liên tục vì thói quen ăn vặt thường xuyên khiến cơ thể luôn trong tình trạng phản ứng quá tải gân bất lợi cho sức khỏe theo thời gian.

Chính lối sống này đã phát sinh 2 căn bệnh là bệnh tim và tiểu đường tuýp 2. Do đó, các nhà khoa học khuyên rằng, giảm tần suất ăn hay ăn uống hạn chế, ăn ít là cách hỗ trợ sức khỏe cơ thể và chống lại các bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch.

Và cũng đừng ăn quá khuya sẽ dẫn đến việc tăng cholesterol và glucose khiến cơ thể sản sinh chất kháng insulin, mà sẽ gây ra tình trạng đói nhiều hơn vào ngày hôm sau. Điều này lại khiến bạn phải nạp thêm nhiều thức ăn hơn so với thông thường.

Ngọc Nga (tổng hợp) 

Bài viết liên quan

Những chú ý nếu cần làm các xét nghiệm

CDC Hà Nam

Phòng bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rota

Ngọc Nga

Những điều cha mẹ cần phải biết về bệnh cúm B

Ngọc Nga