Viêm mũi dị ứng làm người mắc khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và sinh hoạt. Nhất là khi Covid-19 còn nhiều tiềm ẩn như hiện nay, viêm mũi dị ứng có thể khiến cuộc sống hàng ngày của nhiều người bị đảo lộn.
Các dị nguyên gây dị ứng luôn tồn tại trong không khí
Dị ứng là một phản ứng của cơ thể khi hệ miễn dịch phát hiện sự xâm nhập của một chất nào đó, hay còn gọi là dị nguyên vào cơ thể. Trong phản ứng này, cơ thể tiết ra nhiều chất trung gian, trong đó có histamine. Đây là nguyên nhân dẫn tới các triệu chứng của dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ho,…
Trên thực tế, các dị nguyên gây dị ứng luôn tồn tại trong không khí. Có thể dễ gặp như phấn hoa, lông động vật, mạt bụi, nấm mốc,… Khi con người không may hít vào, những dị nguyên này sẽ gây kích ứng niêm mạc ở mũi hoặc đường hô hấp, dẫn tới phản ứng nhẹ là hắt hơi để đẩy dị vật ra và nặng hơn là phản ứng dị ứng như nổi mẩn, ngứa, chảy nước mũi, ngạt mũi. Nhiều trường hợp quá mẫn cảm có thể dẫn tới phản ứng sốc phản vệ rất nguy hiểm.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có phản ứng quá mẫn cảm với những tác nhân trên. Thông thường, nếu tiếp xúc với dị nguyên trong thời gian dài sẽ có phản ứng hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi liên tục hay còn được gọi là tình trạng viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, những triệu chứng này khi xuất hiện lại rất dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh hoặc Covid-19, dẫn tới người mắc có thể điều trị sai hướng và khiến bệnh không được cải thiện.
Tình trạng viêm mũi dị ứng thường kéo dài dai dẳng và khó điều trị dứt điểm bởi các dị nguyên vẫn luôn tồn tại trong không khí. Không chỉ riêng lông động vật, những tác nhân như khói bụi, ô nhiễm không khí,… thường xuyên xuất hiện cũng làm cho tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài.
Cách thức hoạt động của các loại thuốc dị ứng không gây buồn ngủ
Việc sử dụng các thuốc chống dị ứng là giải pháp có thể giúp giảm bớt nhanh các triệu chứng khó chịu khi bị viêm mũi dị ứng. Trước đây, các thuốc chống dị ứng thường khiến người dùng cảm thấy buồn ngủ. Vì vậy, người lao động ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc với không khí, bụi bẩn như lái xe, công nhân xây dựng,… hay công việc đòi hỏi tập trung cao như dân văn phòng không thể sử dụng.
Để giải quyết tình trạng này, các thuốc dị ứng không gây buồn ngủ đã ra đời. Nổi bật là Telfor chứa thành phần fexofenadine có thể đem lại hiệu quả tích cực trong điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Vậy cách thức hoạt động của loại thuốc này ra sao?
Các tài liệu nghiên cứu đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, Fexofenadine hoạt động có chọn lọc trên các thụ thể histamin H1 trong cơ thể con người, nhưng không có trong hệ thống thần kinh trung ương, được gọi là các thụ thể histamin ngoại vi. Fexofenadine ít vượt qua được hàng rào máu não nên ít gây buồn ngủ hơn nhiều so với một số thuốc kháng histamin thế hệ cũ. Hoạt chất này liên kết với các thụ thể histamin và ngăn không cho histamin tác động lên các thụ thể, từ đó làm giảm các triệu chứng dị ứng.
Fexofenadine là một chất có độ an toàn khá cao với người dùng, có thể dùng fexofenadine trong trường hợp cần thiết đối với những người lái xe, vận hành máy móc, nhân viên hàng không, tuy nhiên cần phải có sự giám sát chặt chẽ về liều lượng và cách sử dụng.
Thanh Huyền (tổng hợp)