Nhận biết HIV/AIDS và biện pháp phòng chống

(CDC Hà Nam)

 

 

HIV là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể, là tác nhân dễ mắc một số bệnh như viêm phổi, ung thư … dẫn đến tử vong.

          Đường lây truyền của HIV:

HIV có nồng độ cao trong máu, trong dịch tiết của cơ quan sinh dục và trong sữa mẹ nên HIV lây truyền qua 3 đường:

Qua đường tình dục: Quan hệ tình dục với một người bị nhiễm HIV, nếu không dùng bao cao su (quan hệ tình dục qua đường âm đạo, qua miệng, qua hậu môn).

Qua đường máu: Nhận máu của người bị nhiễm HIV do truyền máu. Dùng chung bơm kim tiêm, các vật sắc nhọn đâm qua da mà không được tiệt trùng đúng cách. Bị dính máu và dịch của người nhiễm HIV qua các vết thương hở.

 Mẹ bị nhiễm HIV có khả năng truyền cho con trong quá trình mang thai, khi đẻ và khi cho con bú.

 Cách phòng lây nhiễm HIV/AIDS

 Phòng lây nhiễm qua đường tình dục.

  • Thực hiện các hành vi tình dục an toàn (như: chỉ vuốt ve âu yếm, thủ dâm)

-. Không quan hệ tình dục với người mà ta không biết chắc chắn là họ bị nhiễm HIV cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không, đặc biệt là những người mại dâm.

– Chung thuỷ một vợ, một chồng từ cả hai phía.

– Dùng bao cao su đúng cách trong mọi trường hợp khi quan hệ tình dục.

– Khám và chữa bệnh lây truyền qua đường tình dục (trừ khi đảm bảo sự chung thuỷ từ hai phía).

– Không để dịch sinh dục của người khác dính vào cơ thể mình, đặc biệt là những chỗ xây sước trên da, niêm mạc.

– Các dụng cụ thăm khám phụ khoa, thai sản… đều phải được tiệt trùng đúng cách khi sử dụng.

Phòng lây nhiễm qua đường máu.

-. Không để máu, dịch cơ thể của người nhiễm HIV đính vào cơ thể, đặc biệt là chỗ có vết thương hở hay vết xây sước trên da…

– Tốt nhất là sử dụng bơm kim tiêm một lần, hoặc dùng bơm kim tiêm của riêng mình được luộc sấy cẩn thận trước mỗi lần sử dụng. Nếu không có sẵn mà phải dùng chung thì bơm kim tiêm đó phải được rửa sạch bằng nước sạch, sau đó luộc sôi trong 20 phút kể từ lúc sôi.

– Các dụng cụ xuyên chích qua da, như: kim xăm mình, sâu lỗ tai, kim châm cứu, dao cạo râu đều phải được tiệt trùng cẩn thận trước mỗi khi sử dụng, nhưng tốt nhất nên dùng riêng.

– Hạn chế mức tối đa khi truyền máu, chỉ truyền khi cần thiết và chắc chắn rằng máu đó không bị nhiễm HIV cũng như soắn khuẩn giang mai, viêm gan và tốt nhất là truyền máu tự thân.

Người tiêm chích ma tuý tự bảo vệ mình khỏi nhiễm HIV bằng cách:

+ Cai nghiện bằng được là cách tốt nhất.

+ Nếu chưa cai nghiện được thì nên uống, hút, hít thuốc chứ không tiêm chích.

+ Nếu vẫn tiêm chích thì nên dùng bơm kim tiêm nhựa một lần rồi bỏ, hoặc bơm kim tiêm được tiệt trùng bằng cách luộc sôi trong 20 phút, đồng thời không dùng chung lọ thuốc chích với người khác.

Cán bộ Khoa Phòng chống HIV-AIDS cung cấp kiến thức cho người dân về HIVAIDS tại cơ sở 2, TT. Kiểm soát bệnh tật.

 Phòng lây truyền từ mẹ sang con.

Xét nghiệm sàng lọc HIV trước khi kết hôn, khi quyết định có thai và khi có thai.

Nếu muốn sinh con thì nên đến các cơ sở y tế khám và đăng ký để được tư vấn và uống thuốc điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.

      Bs. Ngô Thanh Hùng

                                                                  Phó Khoa Phòng chống HIV/AIDS

 

Bài viết liên quan

Bản tin công tác phòng, chống dịch tối ngày 10/12/2021

Ngọc Nga

Bản tin công tác phòng, chống dịch tối ngày 21/11/2021

Ngọc Nga

CDC Hà Nam: Tiếp tục thông báo 99 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2

Mậu Ngọ

Để lại bình luận