Nhận biết dấu hiệu trầm cảm sau sinh

(CDC Hà Nam)

Trầm cảm là một chứng rối nhiễu tâm trí, biểu hiện bằng rất nhiều dấu hiệu, trong đó cảm giác buồn diễn ra rất mạnh và kéo dài, gây ảnh hưởng đến công việc, gia đình và cuộc sống của xã hội của con người.

Chúng ta nên biết:

Trầm cảm không có nghĩa là ốm đau;

Trầm cảm không có nghĩa là lười nhác;

Trầm cảm không phải là dấu hiệu con người yếu đuối;

Trầm cảm là vấn đề sức khỏe cần được phát hiện và can thiệp sớm;

Trầm cảm sau sinh là các dấu hiệu trầm cảm xảy ra bất cứ khi nào trong thời gian sau khi sinh con;

Vậy những phụ nào có nguy cơ trầm cảm sau sinh:

Có thai ngoài ý muốn, mất con…

Phải ăn kiêng khem sau khi sinh và thiếu sự quan tâm của gia đình;

Không được nghỉ ngơi hoàn toàn trong 30 ngày đầu sau sinh;

Con quấy khóc đặc biệt là ban đêm;

Sống trong áp lực, căng thẳng từ gia đình và chồng…

Hậu quả của trầm cảm sau sinh;

 Đối với mẹ:

Người mẹ bị trầm cảm sau sinh thường dễ sụt cân, tinh thần suy nhược, luôn trong tình thế mệt mỏi chán chường. Các bà mẹ này thường lơ đãng, không quan tâm đến những việc mình đang làm, kể cả việc chăm sóc con. Họ dễ cáu gắt, tủi thân, xung đột trong quan hệ vợ chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình. Trường hợp trầm cảm nặng, người mẹ có thể có suy nghĩ không muốn sống và hành vi hủy hoại cơ thể (của mẹ hoặc con).

 Đối với con:

Do bị bỏ bê, ít được chăm sóc, các bé có thể bị suy dinh dưỡng, hay ốm, rối loạn giấc ngủ, chậm nói, chậm phát triển về cảm xúc, nhận thức, ngôn ngữ và vận động. Khi lớn hơn, các bé cũng dễ mắc các chứng rối loạn cảm xúc hành vi (ăn vạ, dễ cáu giận, đánh bạn, chống đối hoặc nhút nhát, thu mình, không biết giao tiếp…).

          Các biện pháp phòng tránh và chăm sóc phụ nữ trầm cảm:

Có ba vấn vấn đề cần quan tâm tới đó là:

* Bản thân người phụ nữ: Tự trang bị kiến thức chăm sóc con để không bị lo lắng, luôn làm chủ mọi tình huống. Có bạn thân để chia sẻ tâm sự. Dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để thư giãn, chăm sóc bản thân như nghe nhạc, tập thể dục nhẹ nhàng hay đọc sách…

* Hỗ trợ từ chồng:

Nói chuyện nhẹ nhàng, tình cảm và chăm sóc bằng hành động (thân mật hay hỏi vợ thích ăn món gì…). Hỗ trợ bế con, cho con ăn để cho vợ có thời gian ngủ đủ giấc, cùng vợ tắm cho con, chơi với con, thể hiện sự quan tâm dành cho hai mẹ con. Hỗ trợ việc nhà. Lắng nghe nhu cầu của vợ để đáp ứng (dù chỉ một vài việc nhỏ, người vợ sẽ rất xúc động).

* Hỗ trợ từ gia đình:

Lo cho bữa ăn sau sinh của sản phụ ngon, không áp đặt chế độ ăn; không áp đặt cách thức chăm trẻ, nếu gia đình không vừa lòng hãy đưa mẹ và bé tới trạm y tế xã để được tư vấn trẻ đúng cách, giải tỏa xung khắc gia đình. Luôn giữ không khí gia đình vui vẻ, không hiềm xích, không nhận xét tiêu cực ở sau lưng người mẹ.

BSCKI. Bàng Thị Phương Loan

Phó khoa Sức khỏe sinh sản

Bài viết liên quan

Uống nhiều nước có làm giảm các tác dụng phụ khi tiêm vaccine COVID-19?

Ngọc Nga

Bộ Y tế: Các địa phương giám sát chặt chẽ người trở về từ các khu vực có dịch COVID-19

Ngọc Nga

Quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Mậu Ngọ

Để lại bình luận