Cục Y tế dự phòng: Người dân mọi lứa tuổi nên tiêm phòng bệnh sởi

(CDC Hà Nam)

Bệnh sởi đang xuất hiện ở nhiều địa phương, đặc biệt là những địa phương có đặc thù biến động dân số cao như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai… Cục Y tế dự phòng vừa kêu gọi người dân các lứa tuổi nếu chưa mắc sởi/chưa tiêm phòng thì sớm đi tiêm ngừa bệnh.

Người lớn cũng mắc sởi

PGS-TS Đỗ Duy Cường, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, trong những tuần đầu của tháng 1-2019, Khoa đã nhận nhiều bệnh nhân, chủ yếu là ở Hà Nội và là nữ dưới 30 tuổi mắc bệnh sởi. Số mắc sởi trong những tháng cuối 2018, đầu 2019 vào khoa khoảng 50 bệnh nhân, bằng ½ so với năm có dịch sởi lớn nhất gần đây là 2014.

“Nhiều bệnh nhân có các biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, đặc biệt một bệnh nhân trong số này đang có thai và nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cả mẹ và thai nhi”- bác sĩ Cường cho hay.

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, dịch sởi bắt đầu gia tăng trong các tháng cuối 2018 cho đến nay, so với cùng kỳ 2017, số mắc phát ban nghi sởi và số có xét nghiệm sởi dương tính đều cao hơn nhiều. Ngoài các tỉnh miền núi phía Bắc và Hà Nội, dịch sởi còn tăng cao cả ở Đồng Nai, TP.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu …

Tiêm chủng, nếu không muốn dịch lan rộng thêm

Phát biểu tại cuộc họp với báo chí về công tác phòng chống dịch bệnh đầu năm 2019, ông Đặng Quang Tấn, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết có tới trên 50% người mắc sởi trong thời gian qua chưa tiêm chủng, 40% không rõ tiền sử tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ mũi, số đã tiêm đủ hai mũi vắc xin phòng sởi chỉ khoảng 10%. Ông Tấn cho rằng vắc xin sởi đang sử dụng tại Việt Nam sản xuất trên dây chuyền và công nghệ Nhật Bản, là vắc xin rất lành tính và hiêu quả tốt, với 90% người tiêm đủ hai mũi được bảo vệ khỏi bệnh sởi.

Tuy nhiên tỷ lệ tiêm ngừa hiện đạt 95%, năm nào cũng có 5% chưa được tiêm và được xếp vào nhóm dễ cảm nhiễm với bệnh sởi. Cứ 4-5 năm số này tích lũy đủ lớn và dễ có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu có mầm bệnh, trong khi đó sởi rất dễ lây và vẫn là bệnh lưu hành ở Việt Nam, nên nguy cơ càng dễ xảy ra.

Trong tình hình số mắc sởi gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều quốc gia Châu Âu, Châu Á, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo mọi người dân kể cả người lớn tuổi nếu chưa tiêm ngừa, chưa mắc sởi hãy chủ động đến cơ sở y tế để được tiêm ngừa.

Hiện nay, trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng trẻ em được tiêm chủng hai mũi miễn phí vào thời điểm 9 tháng tuổi (vắc xin sởi đơn) và 18 tháng tuổi (vắc xin sởi- rubella). Bên cạnh đó Bộ Y tế đang triển khai hoạt động tiêm chủng bổ sung vắc xin sởi-rubella miễn phí cho trẻ 1-5 tuổi ở những vùng nguy cơ cao. Với người lớn, có thể đến các cơ sở y tế tiêm mũi vắc xin phối hợp phòng sởi (sởi- rubella, sởi-quai bị-rubella) phòng hai bệnh hoặc 3 bệnh theo hình thức tiêm dịch vụ,  đặc biệt với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ do vừa ngừa được bệnh sởi, vừa ngừa bệnh rubella cũng là bệnh nguy hiểm do dễ gây dị tật trẻ sơ sinh nếu mẹ mắc rubella trong thời gian mang thai. Dự án TCMR.

Phát biểu tại cuộc họp với báo chí về công tác phòng chống dịch bệnh đầu năm 2019, ông Đặng Quang Tấn, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết có tới trên 50% người mắc sởi trong thời gian qua chưa tiêm chủng, 40% không rõ tiền sử tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ mũi, số đã tiêm đủ hai mũi vắc xin phòng sởi chỉ khoảng 10%. Ông Tấn cho rằng vắc xin sởi đang sử dụng tại Việt Nam sản xuất trên dây chuyền và công nghệ Nhật Bản, là vắc xin rất lành tính và hiêu quả tốt, với 90% người tiêm đủ hai mũi được bảo vệ khỏi bệnh sởi.

Tuy nhiên tỷ lệ tiêm ngừa hiện đạt 95%, năm nào cũng có 5% chưa được tiêm và được xếp vào nhóm dễ cảm nhiễm với bệnh sởi. Cứ 4-5 năm số này tích lũy đủ lớn và dễ có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu có mầm bệnh, trong khi đó sởi rất dễ lây và vẫn là bệnh lưu hành ở Việt Nam, nên nguy cơ càng dễ xảy ra.

 

 

Bài viết liên quan

Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Ngọc Nga

Sẽ ban hành hướng dẫn tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-18 tuổi

Ngọc Nga

Đề phòng các cơn đau nhức xương khớp khi thời tiết giao mùa

hanh phan

Để lại bình luận