Cần xây dựng bữa ăn khoa học

(CDC Hà Nam)

Lập kế hoạch, chuẩn bị bữa ăn là những điều cần có để chăm sóc sức khỏe. Một kế hoạch ăn uống chu đáo có thể giúp bạn cải thiện mục tiêu sức khỏe, đồng thời giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc.  

 Bảo quản tốt thực phẩm, lưu công thức nấu ăn yêu thích, cân bằng nhóm chất, giúp xây dựng bữa ăn khoa học, cải thiện sức khỏe. Dưới đây là mẹo đơn giản để phát triển thói quen lập kế hoạch bữa ăn khoa học.

Đảm bảo bữa ăn đủ dưỡng chất

Dù bạn chuẩn bị bữa ăn cho một ngày hay dài hơn, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng mỗi nhóm thực phẩm có mặt trong chế độ ăn uống. Kế hoạch bữa ăn lành mạnh chú trọng đến các loại thực phẩm toàn phần, chẳng hạn như trái cây, rau, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, protein chất lượng cao, chất béo lành mạnh. Đồng thời, bạn hạn chế các nguồn ngũ cốc tinh chế, đường bổ sung, muối dư thừa. Khi bạn tìm kiếm các công thức nấu ăn yêu thích, hãy nghĩ về từng nhóm thực phẩm.

Lưu trữ nhiều gia vị

Các loại thảo mộc và gia vị có thể tạo ra sự khác biệt trong bữa ăn. Ngoài việc là chất tăng hương vị đặc biệt, thảo mộc, gia vị chứa nhiều hợp chất thực vật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm tổn thương tế bào, viêm. Nếu bạn chưa có sẵn một kho thảo mộc và gia vị khô, có thể chọn 2-3 loại yêu thích, sau đó từ từ xây dựng một bộ sưu tập gia vị.

Lên danh sách thực phẩm cần mua

Việc đi đến cửa hàng tạp hóa, siêu thị mà không có danh sách mua sắm sẽ lãng phí thời gian, có thể khiến bạn mua nhiều thứ không cần thiết. Việc lập danh sách các thực phẩm cần mua giúp bản thân chi tiêu khoa học, không lạm phát.

Bên cạnh đó, bạn có thể quên một công thức nấu ăn mà bản thân hoặc gia đình thực sự yêu thích. Để tránh điều này, bạn ghi chép công thức món ăn yêu thích để xem lại khi cần. Việc ghi chép công thức chế biến thực phẩm rất hữu ích, giúp bản thân nhanh chóng nâng cao kỹ năng nấu nướng.

Chọn hộp bảo quản chất lượng

Hộp đựng thức ăn là một trong những dụng cụ cần thiết trong khâu chuẩn bị bữa ăn. Nếu bạn có một chiếc tủ chứa đầy những hộp đựng thiếu nắp đậy, điều này sẽ khó khăn trong quá trình chuẩn bị thức ăn, bảo quản thực phẩm. Để bảo quản nguồn thực phẩm tươi ngon, bạn nên chọn hộp bảo quản chất lượng.

Trước khi bạn mua hàng, gia đình xem xét mục đích sử dụng của từng hộp đựng. Nếu bạn sẽ làm đông lạnh, hâm nóng bằng lò vi sóng hoặc làm sạch chúng bằng máy rửa bát, hãy đảm bảo chọn hộp đựng đáp ứng những tiêu chí. Hộp đựng bằng thủy tinh thân thiện với môi trường, an toàn với lò vi sóng là gợi ý. Sản phẩm có sẵn trong các cửa hàng, kênh bán hàng trực tuyến.

Dự trữ thực phẩm

Duy trì một kho dự trữ cơ bản gồm các thực phẩm lành mạnh là cách để hợp lý hóa quy trình chuẩn bị bữa ăn, đơn giản hóa việc xây dựng thực đơn. Các loại thực phẩm lành mạnh nên lưu trữ gồm: ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt, quinoa, yến mạch, bulgur, mì ống nguyên cám, polenta; đậu đen đóng hộp hoặc khô, cà chua, sốt cà chua, atisô, ô liu, ngô, trái cây, cá ngừ, cá hồi, thịt gà. Gia đình nên lưu trữ các loại dầu: ô liu, bơ, dừa, chất làm bánh cần thiết: bột nở, bột mì, bột bắp, bơ hạnh nhân, bơ đậu phộng, khoai tây.

Hồng Hạnh

 

Bài viết liên quan

Loại quả quen thuộc được mệnh danh “thần hộ mệnh” của cánh mày râu

Ngọc Nga

Thông báo kết quả xét nghiệm nước Công ty CPNS Hà Nam thắng 5/2020

CDC Hà Nam

Cung cấp nước bao nhiêu thì đủ cho cơ thể?

Ngọc Nga