Đảm bảo an toàn thực phẩm trong các trường mầm non, mẫu giáo

(CDC Hà Nam)

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, hầu hết nhà trường đều xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực hiện tốt các quy định từ khâu lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chế biến. Tổ chức bữa ăn cho trẻ cần đảm bảo an toàn thực phẩm trong các trường mầm non, mẫu giáo.

Trong đó, thực hiện nhiều giải pháp như: Đầu tư đồng bộ trang thiết bị chế biến thức ăn, chọn đơn vị cung cấp thực phẩm uy tín, đảm bảo các quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), thực quy trình bếp ăn một chiều, tập huấn kiến thức vệ sinh ATVSTP, nhận biết thực phẩm tươi sạch cho nhân viên nhà bếp…

Nhà trường cần có những biện pháp đảm bảo ATVSTP như đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm, ký kết với những đơn vị có chứng nhận an toàn thực phẩm. Quy định về việc lưu mẩu kể cả mẩu sống và mẫu chín. Quy định cụ thể trong chế biến thực phẩm đối với nhân viên phụ trách bán trú… đảm bảo tốt vấn đề ATVSTP tại trường học cho các em.

 Để đảm bảo tổ chức hoạt động ăn bán trú cho các em, tạo điều kiện

ATVSTP để cho các em có đầy đủ sức khỏe để vui chơi và học tập, nhà trường luôn chú trọng từng khâu trong chế biến thực phẩm. Đối với bộ phận chế biến thực phẩm, nhà trường yêu cầu phải quan sát kỷ khi nhận thực phẩm, ngâm, rửa kỷ bằng nước muối pha loãng rồi mới đưa vào chế biến. Sau khi chế biến thức ăn được cân đo đủ tiêu chuẩn cho mỗi lớp, đảm bảo đủ lượng và thành phần dinh dưỡng cho mỗi học sinh. Đồng thời các mẫu thức ăn được lưu giữ đúng quy định.

Trong quá trình tổ chức hình thức bán trú nhà trường xác định rõ an toàn thực phẩm là nội dung đặc biệt quan trọng. Vì vậy, thực phẩm phải đảm bảo theo quy trình. Thực hiện theo quy trình bếp ăn một chiều, với mục đích đảm bảo ATVSTP, không xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo. Tất cả thực phẩm nhập vào đều được nhà trường ký hợp đồng và có giấy chứng nhận thực phẩm rõ nguồn gốc. Bên cạnh việc quan tâm chất lượng của bữa ăn, nhà trường luôn chú trọng đến vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống. Nhân viên phụ trách bếp ăn phải thực hiện vệ sinh trước khi thực hành chế biến thực phẩm cho trẻ. Hướng dẫn trẻ thực hiện rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng bệnh. Hàng tháng vệ sinh trường lớp 2 lần bằng Cloramin B để hạn chế mầm bệnh xâm nhập, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Ngoài công tác chủ động của nhà trường, hàng năm ngành Y tế và và ngành Giáo dục còn phối hợp chặt chẽ trong công tác y tế trường học như: Kiểm tra sức khỏe cho giáo viên và nhân viên của các trường, tập huấn kiến thức về ATVSTP, cách bảo quản thực phẩm, tư vấn cách chế biến bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

Giáo viên và nhân viên phải tập huấn kiến thức các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn về công tác phòng chống dịch bệnh trong trường học, vấn đề dinh dưỡng cho các em, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

Để ngăn chặn thực phẩm bẩn xâm nhập vào nhà trường, bảo vệ sức khỏe của học sinh, đặc biệt là lứa tuổi mầm non cần sự vào cuộc hơn nữa của ngành chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, mỗi nhà trường cần nâng cao sự hiểu biết về sự chọn mua, sử dụng thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng, thành phần dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục học sinh.

Mậu Ngọ (tổng hợp)

 

 

Bài viết liên quan

Bệnh nhân nhiễm COVID-19 trên thế giới phải trả phí điều trị thế nào?

CDC Hà Nam

Các mối nguy hại bệnh đường hô hấp lúc giao mùa

admin

Điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế từ ngày 20/8

Mậu Ngọ