Điểm mặt những bệnh thường gặp ở trẻ mầm non và cách phòng tránh

(CDC Hà Nam)

Bên cạnh niềm vui đưa con đến trường mỗi ngày, cha mẹ cũng không khỏi lo lắng việc con mình có thể mắc các bệnh thường gặp và dễ lây từ bạn học như cảm lạnh, đau mắt đỏ, tay chân miệng… Bạn có biết, việc nắm rõ kiến thức về những bệnh thường gặp sẽ giúp việc chăm sóc con được tốt hơn.

Trẻ trong độ tuổi đến trường, nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh của các bé cũng theo đó mà tăng lên. Trẻ dễ mắc những bệnh như: cảm lạnh, viêm tai, viêm dạ dày – ruột là những bệnh thường gặp ở trẻ mầm non. Tìm hiểu thêm về những bệnh này và những điều bạn có thể làm để bảo vệ con trẻ khi đến trường mầm non.

Điểm mặt những bệnh thường gặp ở trẻ mầm non

Trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi được xếp vào nhóm trẻ mầm non. Các bậc cha mẹ có con trong giai đoạn này được khuyến khích tạo điều kiện làm sao để trẻ thỏa mãn được sự hiếu kỳ và học hỏi nhiều về thế giới xung quanh. Cũng trong giai đoạn này, trẻ sẽ học cách trở nên tự lập hơn.

Tuy nhiên, để trẻ có thể tăng trưởng và phát triển tối ưu về mọi mặt, cha mẹ cần đảm bảo trẻ có một sức khỏe tốt. Để làm được điều này, bạn cần cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng tốt, giúp con hạn chế nguy cơ lây nhiễm các bệnh thông thường.

Cảm lạnh 

Trong thực tế, trẻ nhỏ có thể bị nhiễm cảm lạnh khoảng 8 đến 10 lần trong năm cho đến khi con tròn 2 tuổi. Thường có các triệu chứng như sổ mũi, ho, đau họng và mệt mỏi.

Nếu con bạn thường xuyên bị cảm lạnh, điều đó không có nghĩa rằng hệ miễn dịch của bé kém. Bởi theo các nhà khoa học, hiện có hơn 100 loại virus gây nên cơ thể của bé chưa phát triển được khả năng phòng vệ mạnh mẽ để chống lại chúng.

Trải qua thời gian, cơ thể của trẻ sẽ trở nên khỏe mạnh hơn khi hệ miễn dịch được phát triển để chống lại những tác nhân gây bệnh.

Viêm tai

Việc thường xuyên mắc phải các bệnh liên quan tới đường hô hấp trên như cảm lạnh, ho và đau họng khiến trẻ rất dễ bị viêm tai giữa. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ mầm non, viêm tai xảy ra khi tai giữa bị sưng tấy do sự hình thành các chất nhầy phía sau màng nhĩ.

Bệnh viêm dạ dày – ruột cấp tính: 

Viêm dạ dày ruột là bệnh do nhiễm trùng đại tràng dẫn đến tiêu chảy, thường kèm theo các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và nôn mửa. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ mầm non và có thể tự điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống nhiều nước.

Viêm dạ dày – ruột thường gặp phải khi trẻ tiếp xúc với những bề mặt có chứa virus gây bệnh. Để phòng tránh, cha mẹ cần dạy trẻ thói quen rửa tay đúng cách, không chạm tay bẩn lên mắt mũi miệng.

Mậu Ngọ (tổng hợp)

 

Bài viết liên quan

Tăng cường bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước tác động của nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn

Ngọc Nga

Ho kéo dài sau COVID-19, xử trí như thế nào?

hanh phan

Tích hợp ‘thẻ xanh COVID’ trên căn cước công dân gắn chip

Ngọc Nga