Mỗi phương pháp tại trường mầm non có đặc trưng riêng và tác động đến trẻ theo một hướng nhất định. Do đó phương pháp nào cũng quan trọng nên cần phối hợp các phương pháp tạo ra sức mạnh tổng hợp tác động đến các mặt phát triển của trẻ, khuyến khích trẻ sử dụng các giác quan và tích cực hoạt động với đồ vật để phát triển. Giáo dục cho trẻ mần non biết được lợi ích của ăn uông, phòng bệnh và đảm báo an toàn sức khỏe.
Giáo viên tuyên truyền để trẻ biết lợi ích của ăn uống đối với sức khỏe:
Trẻ biết được ăn uống đầy đủ, hợp lý, sạch sẽ giúp con người khỏe mạnh và phòng tránh bệnh tật và lợi ích của thực phẩm đối với sức khỏe con người.
Dạy trẻ biết cách chọn thức ăn và bảo quản thức ăn một cách đơn giản.
Dạy trẻ biết các bữa ăn trong ngày.
Giáo viên dạy trẻ làm quen cách bảo vệ và chăm sóc các bộ phận cơ thể, các giác quan. Rèn luyện nền nếp, thói quen tốt trong giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
Dạy trẻ làm quen với cách đánh răng, lau mặt, tập rửa tay bằng xà phòng….; Dạy trẻ tập rửa đồ chơi; Dạy trẻ cách giữ vệ sinh môi trường xung quanh; Dạy trẻ biết lợi ích của việc giữ gìn sức khỏe; Dạy trẻ nhận biết mặc trang phục phù hợp với thời tiết; Dạy trẻ biết một số hiểu biết ban đầu về cách biểu hiện đơn giản khi bị ốm.
Giáo viên nhận biết những nơi không an toàn, hành động nguy hiểm và cách phòng tránh:
Giáo viên giúp trẻ nhận biết những nơi không an toàn và những vật dụng nguy hiểm.
Giáo viên dạy trẻ biết không được tự mình đến trường khi không được phép của cha mẹ. Trên đường đến trường không được đi sát hồ, ao, vũng nước lớn. Không được về cùng với người lạ khi cô giáo chưa cho phép.
Giáo viên dạy trẻ biết phát hiện ra những chiếc ghế sắp gãy, thìa, bát quá cũ,… không đảm bảo an toàn cho con người.
Đặc biệt lưu ý trẻ không được tự uống thuốc khi chưa được phép của người lớn.
Phương pháp giáo dục phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non
Giáo viên phương pháp dùng tình cảm: Dùng cử chỉ âu yếm, vỗ về, vuốt ve gần gũi trẻ cùng với những điệu bộ, nét mặt, lời nói để tạo cho trẻ những cảm xúc an toàn; Phương pháp dùng lời nói
Giáo viên dùng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở được sử dụng phù hợp cùng với các cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích trẻ tập nói và giao tiếp với đồ vật, với người xung quanh.
Lời nói và câu hỏi của giáo viên cần phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, gần với kinh nghiệm của trẻ.
Giáo viên dùng phương pháp trực quan, minh họa: Dùng phương tiện trực quan cho trẻ quan sát, nói và làm theo, rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan. Phương tiện trực quan và hành động mẫu cần sử dụng đúng lúc và kết hợp với lời nói minh họa phù hợp.
Phương pháp thực hành:
Hành động, thao tác với đồ vật, đồ chơi như: Sử dụng các đồ vật, dụng cụ đơn giản, phù hợp với mục đích và nội dung giáo dục; Trẻ cùng làm theo và thao tác với các đồ vật; Luyện tập
Phương pháp đánh giá, nêu gương
Giáo viên tỏ thái độ đồng tình, khích lệ những việc làm hành vi, lời nói tốt của trẻ.
Ở lứa tuổi nhỏ khen, nêu gương và khích lệ trẻ làm được những việc làm tốt là chủ yếu. Có thể chê khi cần thiết nhưng nhẹ nhàng và không quá lạm dụng.
Mậu Ngọ (tổng hợp)