Phòng bệnh về mắt cho trẻ tại trường mầm non

(CDC Hà Nam)

Bệnh về mắt dễ lây lan thành dịch ở các trường mầm non. Bệnh hay gặp vào mùa đông xuân và mùa hè. Nếu được điều trị kịp thời sẽ khỏi trong vòng từ 10 – 15 ngày. Nhà trường cần biết cách phòng bệnh về mất cho trẻ tại trường mầm non để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

  1. Bệnh viêm kết mạc cấp tính (bệnh đau mắt đỏ)

Nguyên nhân:

Do vi khuẩn và vi rút: Bệnh lây lan thành dịch ở các trường mầm non, những khu dân cư đông người, lây qua chất tiết của mắt (dử mắt) và lây qua các đồ dùng chung như khăn mặt, chan, màn, gối, qua ruồi nhặng đậu vào mắt trẻ bị bệnh sang trẻ lành.

Yếu tố thuận lợi: Bệnh hay gặp vào mùa đông xuân và mùa hè, những yếu tố bụi, cát, sức nóng cũng làm bệnh dễ phát sinh; Viêm kết mạc có quan hệ chặt chẽ với bệnh mắt hột làm bệnh nặng hơn và dễ lây lan hơn.

Trẻ có cảm giác cộm, rát như có cát trong mi mắt do kết mạc bị phù nên cương tụ và viêm lớp biểu mô kết mạc. Trẻ sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng thị lực vãn bình thường.

* Khám – Hai mi mắt sưng, dử dính chặt vào hai mi mắt – Vạch mi thấy kết mạc màu đỏ tươi, phù nề, đội lên cao làm mắt nhắm không khít. Gai máu tăng sinh, kết mạc xù xì có màu đỏ, đó là những mạch máu nổi lên. – Có 1 lớp màng giả mỏng, màu trắng dễ bóc tách. – Nếu được điều trị kịp thời sẽ khỏi trong vòng từ 10 – 15 ngày.

Khi trẻ bị bệnh đau mắt đỏ đến trường, giáo viên cân cách ly trẻ đau mắt đỏ để tránh lây lan sang trẻ khác. Nếu không có điều kiện cách ly phải gọi cho cha mẹ trẻ có thể cho trẻ nghỉ ở nhà.

Nếu trẻ đến trường giáo viên cần vệ sinh chăm sóc trẻ cẩn thận: Giáo viên rửa mắt cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng nước muối sinh lý. Khăn mặt của trẻ phải được giặt riêng bằng xà phòng, luộc rồi phơi nắng. Hằng ngày, giáo viên nhỏ các loại thuốc mắt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.

Phòng bệnh: Khi trẻ bị bệnh đau mắt đỏ đến trường, nhà trường cần cách ly những trẻ bị bệnh ; Đồ dùng của trẻ phải được khử khuẩn và để riêng.  Khăn mặt của trẻ hàng ngày phải được giặt sạch bằng xà phòng, phơi ra nắng, hằng tuần phải luộc sôi từ 2 – 3 lần…

Nhà trường cần chú ý diệt ruồi nhặng và mắc màn cho trẻ khi đi ngủ.

  1. Bệnh đau mắt hột

Bệnh gặp ở mọi người, mọi lứa tuổi, lan truyền từ người này sang người khác qua dử mắt khi dùng chung các đồ dùng cá nhân. Bệnh có khi mắc suốt đời và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng

Thời kì thứ nhất là thời kì bắt đầu của bệnh, gặp ở trẻ từ 2 – 5 tuổi (có thể gặp sớm ở trẻ 7 tháng tuổi, thời kì này kéo dài từ 3 tháng đến 3 năm).

Đa số các trường hợp không có triệu chứng cơ năng, một số ít cộm mi và sưng mi mắt. Có thể phát hiện thời kì này khi khám mắt hàng loạt.

Thời kì thứ 2: đây là thời kì toàn phát của bệnh mắt hột, là thời kì lây mạnh nhất. Vạch mi mắt thấy hột nhiều và chín mọng, có một vào sẹo hình hoa khế, gai máu, nhiều thẩm lậu đỏ.

Thời kì thứ 3:  Có nhiều sẹo, hột còn đang phát triển, thời kì này kéo dài từ 5 – 10 năm hoặc suốt cả đời, bệnh tiếp tục phát triển (ở thời kì này có nhiều biến chứng).

Thời kì khỏi: Trên kết mạc mi chỉ còn lại sẹo, các tổn thương hột, thẩm lậu đều đã hết, kết mạc bóng, thời kì này đã hết lây.

Những biến chứng của bệnh mắt hột: Viêm kết mạc mãn tính kèm theo với mắt hột; Lông quặm; Loét bờ mi; Viêm tắc túi lệ do hột.

Phòng bệnh: Trường mầm non cần đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt; Giáo viên hướng dẫn trẻ và rửa mặt cho trẻ bằng khăn riêng, nước sạch.

Giáo viên thường xuyên giáo dục trẻ luôn giữ đôi tay sạch sẽ.

Nhà trường luôn vệ sinh môi trường, phân, nước thải, diệt ruồi nhặng.

Nhà trường và gia đinh cần phát hiện trẻ bị đau mắt hột sớm, cách ly và điều trị kịp thời trẻ bị bệnh, khử khuẩn toàn bộ đồ dùng của trẻ bị bệnh tại trường mầm non.

Giáo viên cần chú ý khi có dịch đau mắt phải rỏ thuốc cho trẻ để sát khuẩn.

Hồng Hạnh (tổng hợp)

 

 

Bài viết liên quan

Cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt virus

CDC Hà Nam

Đại hội Chi bộ Bệnh viện Y học cổ truyền lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 -2025

Mậu Ngọ

Nghiên cứu mới về hiệu quả của khẩu trang trong ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19

Ngọc Nga