Không kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

(CDC Hà Nam)

Hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 với chủ đề :“Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS – Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”. Nhằm mục đích kêu gọi sự chung tay của cả cộng đồng nhất là sự chung tay góp sức của lực lượng đoàn viên, thanh niên trong việc chủ động trong phòng, chống HIV/AIDS.

HIV là vi rút có tên khoa học Human Immunodeficiency Virus gây suy giảm miễn dịch ở người làm giảm khả năng cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh HIV phá hủy các tế bào của hệ miễn dịch khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các vi rút, vi khuẩn và nấm gây bệnh, do đó bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và các nhiễm trùng cơ hội mà bình thường có thể đề kháng được. AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV..

Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc phòng, chống HIV/AIDS nhưng dịch HIV/AIDS vẫn đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát và là vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm. HIV lây truyền qua 3 đường chính là đường máu, quan hệ tình dục không an toàn, từ mẹ nhiễm HIV sang con. Chúng ta hoàn toàn có thể phòng lây nhiễm HIV bằng cách: thực hiện truyền máu an toàn, không dùng chung bơm kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, sử dụng găng tay cao su khi tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết cơ thể người, sống chung thủy một vợ một chồng, không quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với bạn tình. Phụ nữ mang thai cần xét nghiệm HIV để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Ngày nay, đã có thuốc ARV (Antiretroviral drug) – là thuốc kháng HIV, ức chế nhân lên của HIV, duy trì nồng độ HIV trong máu ở mức thấp nhất có thể. Do đó, ARV được xem là thuốc điều trị HIV rất hiệu quả. HIV có thể xem như là một căn bệnh mạn tính cần được điều trị liên tục suốt đời. Như vậy, người nhiễm HIV vẫn hoàn toàn có một cuộc sống bình thường và khỏe mạnh. Điều trị HIV bằng thuốc ARV giúp người nhiễm hồi phục sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng cơ hội có thể lao động kiếm tiền, tạo thu nhập, sinh con khỏe mạnh không nhiễm HIV. Sống lâu như người không nhiễm, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng. Ngay sau khi nhận kết quả HIV dương tính, người nhiễm HIV không nên đợi đến khi có các biểu hiện bất thường về sức khỏe, hãy nhanh chóng đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn điều trị bằng thuốc ARV ngay. Điều trị ARV sớm giúp khỏe mạnh và giảm lây nhiễm HIV. Hãy nhớ uống: đúng thuốc, đúng liều, đúng giờ, uống thuốc hằng ngày liên tục suốt đời để có hiệu quả điều trị tốt nhất. Bạn vẫn có thể sống khỏe, sống vui và có ích nếu được điều trị ARV sớm.

HIV/AIDS không phải là một tệ nạn xã hội. Không kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

Khoa Phòng, chống HIV/AIDS

Bài viết liên quan

Hà Nam: Thêm 13 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2

Ngọc Nga

Con đường lây truyền và biện pháp có thể ngăn ngừa nhiễm virus

Ngọc Nga

Thông báo kết quả xét nghiệm nước Công ty CPNS Hà Nam tháng 7/2019

CDC Hà Nam