“Bệnh viêm não vi rút đặc biệt có xu hướng gia tăng vào mùa hè – thời điểm thích hợp cho các côn trùng truyền bệnh phát triển”, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo.
Không chủ quan khi cảm sốt
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) viêm não vi rút là bệnh nguy hiểm do nhiều loại vi rút gây nên thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao. Bệnh nhân viêm não, viêm màng não vi rút có biểu hiện sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh T.Ư như: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, hôn mê…
Các căn nguyên gây viêm não thường là các vi rút arbo (lây truyền qua muỗi và côn trùng đốt) trong đó có vi rút viêm não Nhật Bản, vi rút herpes, các vi rút đường ruột (như EV 71 gây bệnh tay chân miệng), sởi, quai bị ….Các chuyên gia cảnh báo: “Trong hè – tháng cao điểm của viêm não, màng não do vi rút, các trường hợp sốt cao li bì, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, đặc biệt là trẻ nhỏ cần được gia đình đưa đến khám tại các cơ sở y tế để được khám, tư vấn, tránh chủ quan có thể gây bệnh nặng”.
Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương cũng cho biết, từ tháng 5 – tháng 9 hằng năm là giai đoạn cao điểm của bệnh viêm não. Trong tháng 6 vừa qua, Khoa Truyền nhiễm của BV này đã điều trị cho hơn 30 ca viêm não, màng não trong đó nhiều trường hợp có nguyên nhân do vi rút.
Chủ động phòng bệnh Viêm não Nhật Bản nhờ tiêm chủng đầy đủ
Cần tiêm chủng đầy đủ
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, số mắc viêm não vi rút khoảng 1.000 – 1.200 trường hợp/năm; 20 – 50 trường hợp tử vong do viêm não vi rút/năm và bệnh nhân thường tăng cao vào các tháng mùa hè.
Đáng lưu ý, số mắc bệnh do vi rút viêm não Nhật Bản ghi nhận 200 – 300 trường hợp năm. Đây là bệnh có diễn biến nặng, chủ yếu tấn công trẻ dưới 15 tuổi.
Tại Khoa truyền nhiễm, BV Nhi T.Ư, trong số 30 ca viêm não, màng não điều trị trong tháng 6 có 2 trẻ mắc viêm não Nhật Bản nặng. Đó là bé gái (13 tuổi, ở Hải Dương) vào viện trong tình trạng sốt cao, li bì, co giật. Một trường hợp khác là bé trai (15 tháng, ở Bắc Ninh), cũng được các bác sĩ chẩn đoán bị viêm não Nhật Bản khá nặng với các triệu chứng: sốt cao, li bì, phù não.
Kết quả giám sát dịch của Cục Y tế dự phòng trong vòng 20 năm qua cho thấy, vi rút viêm não Nhật Bản từng chiếm tới 61,3% trong tổng số các ca viêm não (những năm 90). Tỷ lệ này hiện đã giảm còn 10 – 15% sau khi Việt Nam triển khai tiêm chủng miễn phí cho các trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, nếu lơ là tiêm chủng sẽ có nguy cơ mắc bệnh. “Gần đây, nhiều trẻ mắc viêm não Nhật Bản vào điều trị tại khoa chúng tôi chưa được tiêm hoặc tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản chưa đầy đủ. Do đó, để phòng viêm não Nhật Bản, các gia đình cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ”, bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Nhi T.Ư lưu ý. Cụ thể: Trẻ cần tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Mũi 1 khi trẻ 1 tuổi; Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 – 2 tuần; Mũi 3 cách một năm sau khi tiêm mũi 2.
Vi rút gây viêm não Nhật Bản tồn tại trên một số loài chim, lợn, chuột và trên muỗi. Trong đó, muỗi vừa là ổ chứa vừa truyền vi rút sang người gây viêm não Nhật Bản. Do đó, bên cạnh tiêm chủng phòng bệnh cần giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tránh muỗi đốt.
Khuyến cáo phòng chống bệnh viêm não vi rút, viêm não Nhật Bản:
– Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và và đúng lịch – Chuồng gia súc phải xa nhà; diệt muỗi truyền bệnh tại các chuồng trại gia súc, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong gia đình
– Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín.
– Nếu có các dấu hiệu: sốt cao kèm theo co giật, rối loạn vận động, lơ mơ, hôn mê … phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng bệnh viêm não mùa hè
“Bệnh viêm não vi rút đặc biệt có xu hướng gia tăng vào mùa hè – thời điểm thích hợp cho các côn trùng truyền bệnh phát triển”, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo.
Không chủ quan khi cảm sốt
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) viêm não vi rút là bệnh nguy hiểm do nhiều loại vi rút gây nên thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao. Bệnh nhân viêm não, viêm màng não vi rút có biểu hiện sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh T.Ư như: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, hôn mê…
Các căn nguyên gây viêm não thường là các vi rút arbo (lây truyền qua muỗi và côn trùng đốt) trong đó có vi rút viêm não Nhật Bản, vi rút herpes, các vi rút đường ruột (như EV 71 gây bệnh tay chân miệng), sởi, quai bị ….Các chuyên gia cảnh báo: “Trong hè – tháng cao điểm của viêm não, màng não do vi rút, các trường hợp sốt cao li bì, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, đặc biệt là trẻ nhỏ cần được gia đình đưa đến khám tại các cơ sở y tế để được khám, tư vấn, tránh chủ quan có thể gây bệnh nặng”.
Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương cũng cho biết, từ tháng 5 – tháng 9 hằng năm là giai đoạn cao điểm của bệnh viêm não. Trong tháng 6 vừa qua, Khoa Truyền nhiễm của BV này đã điều trị cho hơn 30 ca viêm não, màng não trong đó nhiều trường hợp có nguyên nhân do vi rút.
Chủ động phòng bệnh Viêm não Nhật Bản nhờ tiêm chủng đầy đủ
Cần tiêm chủng đầy đủ
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, số mắc viêm não vi rút khoảng 1.000 – 1.200 trường hợp/năm; 20 – 50 trường hợp tử vong do viêm não vi rút/năm và bệnh nhân thường tăng cao vào các tháng mùa hè.
Đáng lưu ý, số mắc bệnh do vi rút viêm não Nhật Bản ghi nhận 200 – 300 trường hợp năm. Đây là bệnh có diễn biến nặng, chủ yếu tấn công trẻ dưới 15 tuổi.
Tại Khoa truyền nhiễm, BV Nhi T.Ư, trong số 30 ca viêm não, màng não điều trị trong tháng 6 có 2 trẻ mắc viêm não Nhật Bản nặng. Đó là bé gái (13 tuổi, ở Hải Dương) vào viện trong tình trạng sốt cao, li bì, co giật. Một trường hợp khác là bé trai (15 tháng, ở Bắc Ninh), cũng được các bác sĩ chẩn đoán bị viêm não Nhật Bản khá nặng với các triệu chứng: sốt cao, li bì, phù não.
Kết quả giám sát dịch của Cục Y tế dự phòng trong vòng 20 năm qua cho thấy, vi rút viêm não Nhật Bản từng chiếm tới 61,3% trong tổng số các ca viêm não (những năm 90). Tỷ lệ này hiện đã giảm còn 10 – 15% sau khi Việt Nam triển khai tiêm chủng miễn phí cho các trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, nếu lơ là tiêm chủng sẽ có nguy cơ mắc bệnh. “Gần đây, nhiều trẻ mắc viêm não Nhật Bản vào điều trị tại khoa chúng tôi chưa được tiêm hoặc tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản chưa đầy đủ. Do đó, để phòng viêm não Nhật Bản, các gia đình cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ”, bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Nhi T.Ư lưu ý. Cụ thể: Trẻ cần tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Mũi 1 khi trẻ 1 tuổi; Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 – 2 tuần; Mũi 3 cách một năm sau khi tiêm mũi 2.
Vi rút gây viêm não Nhật Bản tồn tại trên một số loài chim, lợn, chuột và trên muỗi. Trong đó, muỗi vừa là ổ chứa vừa truyền vi rút sang người gây viêm não Nhật Bản. Do đó, bên cạnh tiêm chủng phòng bệnh cần giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tránh muỗi đốt.
Khuyến cáo phòng chống bệnh viêm não vi rút, viêm não Nhật Bản:
– Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và và đúng lịch – Chuồng gia súc phải xa nhà; diệt muỗi truyền bệnh tại các chuồng trại gia súc, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong gia đình
– Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín.
– Nếu có các dấu hiệu: sốt cao kèm theo co giật, rối loạn vận động, lơ mơ, hôn mê … phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng bệnh viêm não mùa hè
“Bệnh viêm não vi rút đặc biệt có xu hướng gia tăng vào mùa hè – thời điểm thích hợp cho các côn trùng truyền bệnh phát triển”, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo.
Không chủ quan khi cảm sốt
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) viêm não vi rút là bệnh nguy hiểm do nhiều loại vi rút gây nên thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao. Bệnh nhân viêm não, viêm màng não vi rút có biểu hiện sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh T.Ư như: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, hôn mê…
Các căn nguyên gây viêm não thường là các vi rút arbo (lây truyền qua muỗi và côn trùng đốt) trong đó có vi rút viêm não Nhật Bản, vi rút herpes, các vi rút đường ruột (như EV 71 gây bệnh tay chân miệng), sởi, quai bị ….Các chuyên gia cảnh báo: “Trong hè – tháng cao điểm của viêm não, màng não do vi rút, các trường hợp sốt cao li bì, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, đặc biệt là trẻ nhỏ cần được gia đình đưa đến khám tại các cơ sở y tế để được khám, tư vấn, tránh chủ quan có thể gây bệnh nặng”.
Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương cũng cho biết, từ tháng 5 – tháng 9 hằng năm là giai đoạn cao điểm của bệnh viêm não. Trong tháng 6 vừa qua, Khoa Truyền nhiễm của BV này đã điều trị cho hơn 30 ca viêm não, màng não trong đó nhiều trường hợp có nguyên nhân do vi rút.
Chủ động phòng bệnh Viêm não Nhật Bản nhờ tiêm chủng đầy đủ
Cần tiêm chủng đầy đủ
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, số mắc viêm não vi rút khoảng 1.000 – 1.200 trường hợp/năm; 20 – 50 trường hợp tử vong do viêm não vi rút/năm và bệnh nhân thường tăng cao vào các tháng mùa hè.
Đáng lưu ý, số mắc bệnh do vi rút viêm não Nhật Bản ghi nhận 200 – 300 trường hợp năm. Đây là bệnh có diễn biến nặng, chủ yếu tấn công trẻ dưới 15 tuổi.
Tại Khoa truyền nhiễm, BV Nhi T.Ư, trong số 30 ca viêm não, màng não điều trị trong tháng 6 có 2 trẻ mắc viêm não Nhật Bản nặng. Đó là bé gái (13 tuổi, ở Hải Dương) vào viện trong tình trạng sốt cao, li bì, co giật. Một trường hợp khác là bé trai (15 tháng, ở Bắc Ninh), cũng được các bác sĩ chẩn đoán bị viêm não Nhật Bản khá nặng với các triệu chứng: sốt cao, li bì, phù não.
Kết quả giám sát dịch của Cục Y tế dự phòng trong vòng 20 năm qua cho thấy, vi rút viêm não Nhật Bản từng chiếm tới 61,3% trong tổng số các ca viêm não (những năm 90). Tỷ lệ này hiện đã giảm còn 10 – 15% sau khi Việt Nam triển khai tiêm chủng miễn phí cho các trẻ trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, nếu lơ là tiêm chủng sẽ có nguy cơ mắc bệnh. “Gần đây, nhiều trẻ mắc viêm não Nhật Bản vào điều trị tại khoa chúng tôi chưa được tiêm hoặc tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản chưa đầy đủ. Do đó, để phòng viêm não Nhật Bản, các gia đình cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ”, bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Nhi T.Ư lưu ý. Cụ thể: Trẻ cần tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Mũi 1 khi trẻ 1 tuổi; Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 – 2 tuần; Mũi 3 cách một năm sau khi tiêm mũi 2.
Vi rút gây viêm não Nhật Bản tồn tại trên một số loài chim, lợn, chuột và trên muỗi. Trong đó, muỗi vừa là ổ chứa vừa truyền vi rút sang người gây viêm não Nhật Bản. Do đó, bên cạnh tiêm chủng phòng bệnh cần giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tránh muỗi đốt.
Khuyến cáo phòng chống bệnh viêm não vi rút, viêm não Nhật Bản:
– Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và và đúng lịch – Chuồng gia súc phải xa nhà; diệt muỗi truyền bệnh tại các chuồng trại gia súc, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong gia đình
– Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín.
– Nếu có các dấu hiệu: sốt cao kèm theo co giật, rối loạn vận động, lơ mơ, hôn mê … phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Thanh Huyền tổng hợp