Làm gì để hạn chế suy giảm thính lực ở người cao tuổi

(CDC Hà Nam)

Suy giảm thính lực là bệnh hay gặp ở người cao tuổi, còn được gọi là lão thính. Suy giảm thính lực là sự suy giảm hoặc mất khả năng nghe.

  1. Vì sao người già bị suy giảm thính lực?

Suy giảm khả năng nghe (thính lực) là sự giảm hoặc mất cảm giác thính giác của hệ thống thần kinh đảm nhận chức năng nghe.

– Hiện tượng này thường xảy ra ở người cao tuổi do quá trình lão hóa: da ống tai bị teo, mất nước, ứ đọng dáy tai tạo thành nút dáy, màng nhĩ dày đục, mất bóng, xuất hiện các mảng xơ nhĩ, chuỗi xương con ở tai giữa bị tổn thương dạng xốp xơ, hiện tượng canxi hóa các khớp xương… làm suy giảm thính lực.

– Ngoài ra, dây thần kinh thính giác và các mạch máu nuôi dưỡng cũng bị thoái hóa, các mạch máu trong ốc tai bị xơ cứng gây rối loạn nội dịch ở tai trong và làm ảnh hưởng tới hoạt động của ốc tai… gây suy giảm thính lực.

– Sự giảm sút các hormon tuyến thượng thận và sinh dục cũng làm gia tăng suy giảm thính lực ở người cao tuổi.

– Thêm nữa, nếu người cao tuổi phải làm việc hoặc sinh sống trong môi trường tiếng ồn trên 70dB sẽ làm trầm trọng thêm điếc tuổi già và điếc sẽ tiến triển nhanh hơn.

-Có các bệnh viêm tai giữa, chấn thương …

-Nhiều ráy tai, nhiễm trùng.

-Ngoài ra, cơ thể mắc một số như bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường…

-Thói quen sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, thuốc lào… làm nặng thêm suy giảm thính lực ở người cao tuổi.

-Một số người còn suy giảm thính lực do di chứng của các bệnh cũ như viêm màng não, quai bị, Zona tai…

Suy giảm thính lực bị bỏ qua hoặc không được điều trị đúng cách có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ hơn.

  1. Những dấu hiệu và triệu chứng giảm thính lực do tuổi già là gì?

Khi bị giảm thính lực, các âm thanh nghe được thường nhỏ và không rõ ràng khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi lắng nghe hiểu. Suy giảm thính lực do tuổi già còn có các triệu chứng sau:

-Cảm thấy rất khó nghe do âm thanh nhỏ

-Không hiểu rõ lời nói của người đối diện, đặc biệt khi xung quanh có tiếng ồn

-Dễ nghe giọng nam hơn giọng nữ có âm vực cao

-Âm thanh quá to có thể khiến bệnh nhân khó chịu cũng có thể xảy ra

-Ù tai

  1. Khi nào đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:

-Thường xuyên đề nghị người khác lặp lại lời nói

-Thường xuyên tăng âm lượng tivi hoặc thiết bị âm thanh lớn hơn mức bình thường

-Thường xuyên không theo kịp cuộc hội thoại

-Có tiếng ồn bất thường trong tai

-Nói chuyện rất to

  1. Chẩn đoán bệnh

– Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ sẽ hỏi đến bệnh sử của gia đình, các thuốc mà người bệnh đã và đang dùng, chấn thương và các triệu chứng tai mũi họng để xác định nguyên nhân gây giảm thính lực.

-Nếu chỉ bị giảm thính lực ở một bên tai, bác sĩ sẽ xem xét các nguyên nhân khác: viêm tai giữa, chấn thương hoặc tiếp xúc với tiếng ồn…

-Để đánh giá tình trạng giảm thính lực, bác sĩ có thể tiến hành soi tai để kiểm tra các nguyên nhân tiềm ẩn khác gây giảm thính lực, như ráy tai, nhiễm trùng, và khối u.

-Làm thính lực đồ

-Bác sĩ có thể đề nghị chụp MRI để loại trừ các trong trường hợp người bệnh chỉ bị giảm thính lực ở một bên hoặc nghi ngờ có khối u.

  1. Suy giảm thính lực ảnh hưởng tới sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Suy giảm thính lực ở người cao tuổi tuy không đe dọa tính mạng bệnh nhân nhưng gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sống của người bệnh:

-Người cao tuổi sẽ luôn cảm thấy cô đơn: Không thể nghe hiểu tốt sẽ làm các cụ chán nản hoặc có xu hướng khép mình và xấu hổ.

Suy giảm thính lực khiến người già luôn thấy cô đơn

– Có thể làm giảm sức khỏe thể chất của người cao tuổi: Có nguy cơ bị té ngã cao hơn gấp 3 lần so với người khỏe mạnh khác. có nguy cơ gặp phải các bệnh lý khác như tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim.

-Luôn có cảm giác phiền muộn, lo lắng và không vui vẻ.

– Sa sút trí tuệ

  1. Suy giảm thính lực ở người già có chữa được không?

Suy giảm thính lực ở người cao tuổi có thể được khống chế và nhiều người đã có thể nghe trở lại bình thường. Tuy nhiên cần sự kiên trì, bền bỉ trong điều trị thì mới đạt kết quả. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc:

-Các thuốc tăng tưới máu vi mạch dọc theo dây thần kinh thính giác và tăng sử dụng ôxy ở các tế bào thần kinh.

-Nhóm thuốc nội tiết: oestrogen với phụ nữ mãn kinh, testosterol với nam, các hormon tuyến yên… để bù lại sự thiếu hụt ở người cao tuổi, làm quá trình chuyển hóa được điều hòa, kéo dài sự bền bỉ cho dây thần kinh nghe.

-Vitamin A giúp hệ thống thần kinh chống tiếng ồn và tạo thuận lợi cho sự tái sinh của các mô liên kết nói chung cũng như của các cơ quan thính giác nói riêng; có thể kết hợp với vitamin B, E… để tăng sức căng bề mặt, chống sự ôxy hóa của các tế bào thần kinh

-Dùng máy trợ thính: là một biện pháp quan trọng giúp cải thiện thính lực, cần dùng đúng chỉ định và đúng cách theo chỉ định của bác sĩ

Cấy điện cực ốc tai:. Đây là phương pháp phẫu thuật hiện đại đưa toàn bộ các chuỗi điện cực vào trong ốc tai với mức độ an toàn tuyệt đối.

  1. Cần làm gì để phòng bệnh suy giảm thính lực?

Giảm thiểu tiếng ồn trong sinh hoạt: Tiếng ồn rất có hại cho thính lực nên người già nên sống ở những nơi yên tĩnh, tránh xa âm thanh có cường độ lớn, kích thích mạnh,

Không ăn các thực phẩm giàu chất béo: Bởi bệnh tăng mỡ máu sẽ làm thành động mạch bị xơ vữa, khiến lượng máu và oxy cung cấp cho tai giảm, làm thính lực kém đi.

Người cao tuổi nên hạn chế thực phẩm giàu chất béo

Không ngoáy tai: Dễ làm tổn thương và rách màng nhĩ, gây viêm nhiễm, tổn thương tới thính giác.

Không được để nước vào tai: Rất dễ bị viêm nhiễm tai giữa, làm tình trạng suy giảm thính lực ngày càng nghiêm trọng hơn.

Nên ăn những thực phẩm sau: Ăn cá, đậu nành, rau cải, cà rốt, các loại hải sản; Chế độ ăn giàu sắt có tác dụng làm giãn mạch máu, làm mềm các tế bào hồng cầu, giúp tai được cung cấp đủ máu, từ đó làm chậm lại tình trạng giảm thính lực: mộc nhĩ đen, gan động vật, thịt nạc, rau cần, rau chân vịt…

Bên cạnh đó chế độ làm việc nghỉ ngơi khoa học, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc ,giảm áp lực trong cuốc sống cũng giúp ngăn chặn lão hóa thính lực rất tốt.

Trọng Đoàn

Bài viết liên quan

Biến chứng tăng huyết áp ở người cao tuổi và cách phòng tránh

Ngọc Nga

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà

Ngọc Nga

Gặp mặt, tri ân cán bộ Ngành Y tế nhân 67 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 -27/2/2022)

Mậu Ngọ