LHQ đã sử dụng kinh nghiệm giai đoạn đầu của Việt Nam để chia sẻ với các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, không riêng Việt Nam, các quốc gia khác đang đứng trước ngã rẽ quyết định về ứng phó COVID-19. “Các cơ quan chuyên môn tin tưởng chúng ta sẽ chặn đứng được virus lây lan ở cộng đồng”, ông nói. Chúng ta cần chủ động, quyết liệt hơn nữa.
Mặc dù, giai đoạn hiện nay, chúng ta tập trung vào sự lây nhiễm cá thể, nhưng tương lai khi virus lây lan rộng hơn, cần tập trung nguồn lực vào giám sát sự lây lan cũng như phát hiện, điều trị các trường hợp nặng, những ảnh hưởng lớn của dịch bệnh COVID-19 có thể làm xáo trộn xã hội, tăng cường truyền thông, giảm thiểu tác động của dịch bệnh tới kinh tế-xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam, ông Kamal Malhotra. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.
Các tổ chức LHQ ở Việt Nam sẽ có các tiếp cận và hỗ trợ Việt Nam hài hoà trên tinh thần “Một Liên Hợp Quốc” về công nghệ, kỹ thuật, đánh giá giảm thiểu tác động của dịch bệnh tới kinh tế-xã hội.
Ông Kamal Malhotra đã trân trọng gửi Thủ tướng Việt Nam bản báo cáo của Hội nghị LHQ về thương mại và phát triển vừa được công bố về những ảnh hưởng của COVID-19 đến kinh tế toàn cầu. “Văn phòng của tôi sẽ xem xét kỹ để đưa ra khuyến nghị ảnh hưởng đối với Việt Nam”, ông nói.
Các lĩnh vực bị ảnh hưởng của Việt Nam mà LHQ sẽ nghiên cứu, tư vấn kịp thời là: Hệ thống y tế, tài chính, ảnh hưởng về sản xuất, nhóm dân cư dễ bị tổn tương, giáo dục…
LHQ luôn sát cánh cùng Chính phủ Việt Nam ứng phó tốt với dịch này trong giai đoạn 2 với những diễn biến phức tạp, khó lường.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)