Người nhiễm biến thể Omicron có dấu hiệu như thế nào?

(CDC Hà Nam)
Trong vài ngày qua, thông tin về một loại biến chủng mới được coi là có khả năng lây nhiễm hơn cả biến chủng Delta đã tràn ngập trên các trang thông tin truyền thông. Các quan chức y tế lo ngại biến chủng này có thể lây lan nhanh chóng trên toàn cầu vượt qua cả biến thể Delta.

Các quan chức y tế cho rằng việc quan trọng là phải tìm hiểu tất cả những gì liên quan đến biến thể Omicron, bao gồm cả các triệu chứng khi nhiễm, để có thể đối phó với nó một cách tốt nhất. Mặc dù còn nhiều điều chúng ta chưa biết về Omicron nhưng với số lượng đột biến gây sốc của biến thể này có thể thấy nó dễ lây truyền và có nhiều khả năng né tránh các phản ứng miễn dịch của cơ thể hơn các biến thể trước đây.

Hé lộ hình ảnh đầu tiên về siêu biến chủng Omicron

Các nhà khoa học Italy đã công bố hình ảnh cho thấy các đột biến của biến chủng Omicron. Hình minh họa của biến chủng Omicron được Bệnh viện Bambino Gesu công bố ngày 27/11, chỉ ra rằng Omicron có nhiều gai đột biến ở khu vực tương tác với tế bào người. Diện tích tiếp xúc của nó cũng rộng hơn, cho thấy độ lây nhiễm cao hơn Delta. Số đột biến của Omicron là 43, trong khi ở Delta là 18.

 - Ảnh 1.

Hình ảnh so sánh biến chủng Delta và Omicron (Ảnh: RT).

Các “điểm nóng” của đột biến được đánh dấu bằng màu đỏ trong hình ảnh được các nhà khoa học công bố.

“Đây là một “bức ảnh” theo nghĩa rất rộng, đó là một mô hình được thực hiện trong phòng thí nghiệm”, thông tin đưa trên hãng tin RIA Novosti cho biết.

Hiện chưa có ý kiến đánh giá từ các nhà khoa học về hình minh họa trên của nhóm nghiên cứu Bambino Gesu.

Theo các nhà nhà khoa học, những thay đổi này cho thấy virus có thể đã trở nên thích nghi tốt hơn đối với cơ thể người. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để khẳng định liệu những đột biến này kết hợp với nhau có thực sự khiến biến chủng Omicron trở nên nguy hiểm hơn so với các biến chủng trước đó hay không.

Người nhiễm biến thể Omicron có dấu hiệu như thế nào?

Angelique Coetzee, một bác sĩ hành nghề riêng ở Pretoria và là chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi (SAMA), nói với The Telegraph rằng cho đến nay các trường hợp nhiễm biến thể Omicron dường như xuất hiện với các triệu chứng kỳ lạ nhưng nhẹ. “Các triệu chứng của họ rất khác và rất nhẹ so với những người tôi đã điều trị trước đây” cô nói.

Mặt khác, không có bệnh nhân nào trong số này bị mất vị giác hoặc khứu giác, đây là một trong những triệu chứng COVID đáng chú ý cho đến thời điểm này.

 - Ảnh 2.

Vào ngày 18/11, khi bốn thành viên trong một gia đình đều có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và hoàn toàn kiệt sức, bà đã thông báo cho ủy ban tư vấn vaccine của Nam Phi.

Khoảng hai chục bệnh nhân của bác sĩ Coetzee đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 với các triệu chứng của biến thể Omicron. Họ hầu hết là những người đang khỏe mạnh bỗng “cảm thấy rất mệt mỏi”. Khoảng một nửa trong số họ chưa được tiêm chủng.

Về các triệu chứng đáng ngạc nhiên khác, Coetzee nói với The Telegraph: “Chúng tôi có một trường hợp rất thú vị, một đứa trẻ, khoảng 6 tuổi, có nhiệt độ và nhịp tim rất cao, và tôi tự hỏi liệu mình có nên thừa nhận là cô bé nhiễm bệnh không, nhưng Khi tôi theo dõi hai ngày sau, cô ấy đã tốt hơn rất nhiều”.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Guardian, BS Coetzee nhấn mạnh rằng còn quá sớm để đưa ra bất kỳ dự đoán lớn hơn nào về ý nghĩa của làn sóng Omicron đối với thế giới. “Tất cả chỉ là suy đoán ở giai đoạn này. Có thể nó rất dễ lây lan, nhưng cho đến nay các trường hợp chúng ta đang thấy là cực kỳ nhẹ nhàng. Có thể hai tuần nữa tôi sẽ có ý kiến khác, nhưng đây là những gì chúng ta đang thấy. Vậy chúng ta có cần quá lo lắng không? Không. Chúng tôi theo dõi những gì đang xảy ra và bây giờ chúng tôi xin nói rằng mọi thứ vẫn ổn”, cô nói.

 - Ảnh 4.

Chủng Omicron mới được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức đặt tên là Omicron và xếp vào nhóm “biến chủng đáng lo ngại” hôm 26/11. Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC) cũng xếp biến Omicron vào nhóm “biến chủng đáng lo ngại”, bên cạnh các biến chủng được phát hiện từ trước gồm Beta, Gamma và Delta.

Biến chủng Omicron có tên ban đầu là B.1.1.529, xuất hiện đầu tiên ở Nam Phi và Botswana, hiện đã xuất hiện ở nhiều nước như Israel, Anh, Italy và một số nước châu Âu.

Biến chủng Omicron gây lo ngại vì có chứa khoảng 50 đột biến, trong đó có 32 đột biến trên protein gai. Với lượng đột biến bất thường này, giới chuyên gia cảnh báo biến chủng mới của SARS-CoV-2 có thể dễ lây lan hơn hoặc dễ kháng vắc xin và miễn dịch tự nhiên hơn.

Tổng hợp theo suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan

Bộ Y tế điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19

hanh phan

Những thói quen gây đột quỵ trong ngày nắng nóng

CDC Hà Nam

Hơn 1.700 người đã được lấy mẫu, xét nghiệm SARS-CoV-2 trong ngày 27/6

Ngọc Nga