NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ Ở TRẺ TUỔI HỌC ĐƯỜNG

(CDC Hà Nam)

Hiện nay, học sinh ở Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc là 19.6%, ở trẻ em tuổi học đường là 14,8%, tỷ lệ thừa cân béo phì đang có xu hướng tăng nhanh ở khu vực thành thị (26,8%), nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%. Trong đó, thừa cân béo phì trẻ dưới 5 tuổi: 7,4% (9,8% ở thành thị, 5,3% ở nông thôn) và rất cao ở tuổi học đường. Nguyên nhân thừa cân, béo phì là do chế độ ăn uống không hợp lý, ít vận động làm cho trẻ bị tích lũy mỡ thừa, gây ra thừa cân, béo phì. Vì vậy nhận biết dược nguyên nhân và cách phòng chống thừa cân, béo phì ở trẻ là rất cần thiết. Nhờ đó  kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như các biện pháp vận động tích cực để xây dựng thói quen lành mạnh giúp phòng chống thừa cân, béo phì ở trẻ.

  1. Nguyên nhân gây lên thừa cân, béo phì ở trẻ học đường

1.Chế độ ăn uống không lành mạnh: tăng cân không thể tránh khỏi việc trẻ thường xuyên ăn nhiều calo hơn mức đốt cháy. Bao gồm thực phẩm nhiều chất béo và đường: nước ngọt, xúc xích và các loại đồ ăn nhanh, chế biến sẵn,…

  1. Thiếu hoạt động thể chất: nếu trẻ không hoạt động nhiều, trẻ không thể đốt cháy nhiều calo.
  2. Giành nhiều thời gian cho các hoạt động ít vận động: Trẻ giành nhiều thời gian xem phim truyền hình, chơi máy tính, điện thoại hay các trò chơi điện tử…; Trẻ ngủ ít, ngủ muộn.
  3. Lối sống gia đình: chế độ ăn uống của một gia đình có thể ảnh hưởng lớn đến việc trẻ duy trì cân nặng khỏe mạnh hay không. Một số cha mẹ thừa cân có thể ít quan tâm đến việc con cái họ cũng bị thừa cân hơn so với cha mẹ có cân nặng khỏe mạnh.
  4. Một số rối loạn gen hiếm gặp gây béo phì nghiêm trọng ở trẻ. Nếu gia đình có xu hướng trở lên thừa cân, cha mẹ cần phải ý thức hơn nữa trong việc đưa ra lựa chọn lành mạnh trong gia đình.
  5. Cách phòng chống thừa cân, béo phì ở trẻ học đường 

Để phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ, bố mẹ nên cùng trẻ thực hiện những việc sau:

  1. Cho trẻ ăn cân đối, đa dạng các loại thực phẩm, tăng cường ăn cá, hải sản.
  2. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả ít ngọt. Giảm bớt gạo, thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ.
  3. Nên uống sữa không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Không nên uống sữa đặc có đường.
  4. Hạn chế các món rán (chiên), xào. Nên ưu tiên các món luộc, hấp, kho.
  5. Nhai kĩ và ăn chậm.
  6. Ăn đều đặn, đúng giờ, ăn đủ 3 bữa, không bỏ bữa (nhất là bữa sáng). ​​Không để trẻ quá đói vì nếu quá đói trẻ sẽ ăn nhiều để bù lại ở các bữa sau làm mỡ tích lũy nhanh hơn. Nên cho trẻ ăn trước 8h tối.
  7. Không uống các loại nước ngọt đóng chai, nước ngọt có ga. Hạn chế các loại bánh kẹo, đường mật, kem.
  8. Trong nhà không nên dự trữ các loại thức ăn giàu năng lượng như: bơ, pho mát, bánh, kẹo, socola, kem, nước ngọt,…
  9. Hạn chế tiền tiêu vặt để giảm việc trẻ mua thức ăn không lành mạnh (thức ăn nhanh, chiên rán, đồ ngọt,…) dễ gây thừa cân, béo phì.
  10. Tăng cường vận động thể lực, hạn chế ngồi lâu một chỗ, đọc truyện, chơi game, vào mạng xã hội,…
  11. Theo dõi cân nặng và chiều cao định kỳ của trẻ bằng cách cân, đo hàng tháng.
  12. Cho trẻ ngủ sớm (nên ngủ trước 22h) và ngủ đủ giấc.

Ngọc Nga (tổng hợp)

Bài viết liên quan

HỎI – ĐÁP THÔNG TIN VỀ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI VI RÚT CORONA (nCoV)

Ngọc Nga

Cách chọn vitamin D3K2 chất lượng giúp trẻ “bứt phá” chiều cao

Ngọc Nga

13 loại thực phẩm giàu kali hàng đầu

Mậu Ngọ