Phòng bệnh còi xương cho trẻ tại trường mần non

(CDC Hà Nam)

Bệnh còi xương là do thiếu vitamin D (còn gọi là bệnh còi xương dinh dưỡng) là bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 3 tuổi. Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa can xi và phootpho. Nhà trường và gia đình cần bổ sung hai chất này cần thiết trong bữa ăn cho sự phát triển của xương của trẻ.

Nguyên nhân: Do trẻ em sống trong những căn nhà chật chội, thiếu ánh nắng do tập quán kiêng khem không cho trẻ ra ngoài trời; trẻ sinh vào mùa đông, ở các vùng nhiều mây mù, nhà trẻ thiếu ánh nắng mặt trời.

Do chế độ ăn uống; Trẻ đẻ non, sinh đôi do dự trữ vitamin D thấp; Trẻ bị nhiễm khuẩn ; Những trẻ bị tiêu hóa kéo dài hoặc tắc đường mật.

Triệu chứng:

Các biểu hiện thần kinh: Giáo viên thấy trẻ thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, vã mồ hôi trộm.

Các biểu hiện ở xương: Giáo viên quan sát thấy xương sọ mềm, thóp trước rộng, bờ mềm, chậm kín thóp; có các bướu đỉnh và trán làm đầu to; chậm mọc răng, chậm phát triển vận động,…

Giảm trương lực cơ, bụng to bè, cơ nhẽo, thiếu máu thường gặp ở trẻ còi xương nặng.

Tiến triển và diễn biến của bệnh

Giáo viên  thấy trẻ có thể để lại các biến dạng ở xương. Trẻ bị còi xương giảm can xi máu thường bị các cơn co giật, cơ thể ốm yếu, dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn.

 Phòng bệnh

Giáo viên tuyên truyền cho người mẹ nuôi trẻ bằng sữa mẹ;  Đưa trẻ ra ngoài nắng dịu vào buổi sáng hằng ngày, chú ý để chân, tay, ngực, bụng trẻ lộ ra ngoài.

Tại nhà trường cần cho trẻ ăn uống đủ chất. Giáo viên cần phát hiện sớm và nhắc cha mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế khám kịp thời.

* Điều trị: Chủ yếu cho trẻ tắm nắng và uống vitamin D theo đơn của bác sĩ.

Hồng Hạnh (tổng hợp)

 

 

 

Bài viết liên quan

Tập xử trí một số tai nạn thương tích ở trẻ tại trường mầm non

hanh phan

Ngành Y tế tập trung dồn lực, quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19

Ngọc Nga

Công văn của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân

Mậu Ngọ