Phòng ngừa 3 bệnh ‘giấu mặt’ gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai

(CDC Hà Nam)

Phụ nữ đang mang thai cần phải có một chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe. Một số bệnh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe thai phụ và thai nhi tiểm ần từ nguồn thực phẩm bị ô nhiễm.

Nhiều phụ nữ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ, có thể nhận được những lời khuyên về một số vấn đề liên quan đến thai kỳ, bao gồm cả ăn gì nên và không an toàn. Nếu đang mang thai, điều quan trọng là phải có một chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe của thai nhi.

Phụ nữ đang mang thai cần cảnh giác với các nguy cơ ô nhiễm thực phẩm dưới đây:

Toxoplasma gondii là một loại ký sinh trùng có trong thịt nấu chưa chín, rau chưa rửa sạch và hộp đựng phân mèo bẩn.

Listeria monocytogenes là một loại vi khuẩn có thể gây ô nhiễm thực phẩm ăn liền và sữa chưa tiệt trùng và có thể phát triển trong tủ lạnh của bạn.

Thủy ngân là một kim loại nặng được tìm thấy trong một số loại cá.

Những chất độc trên có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó, thai phụ nên tránh hoặc hạn chế tiêu thụ một số loại thực phẩm và đồ uống khi đang mang thai để ngừa nguy cơ mắc bệnh.

  1. Ký sinh trùng Toxoplasmosis và cách phòng tránh

Các thực phẩm không được nấu chín, rửa không sạch dễ nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma.

Ký sinh trùng Toxoplasma gondii gây ra bệnh toxoplasmosis có thể có trong trái cây, rau, thịt nấu chưa chín, phân mèo.

1.1 Các triệu chứng của bệnh Toxoplasmosis

Hầu hết sẽ không có triệu chứng, nhưng những người có có thể có các triệu chứng nóng bừng như sưng hạch bạch huyết, đau cơ, sốt, đau đầu.

Nhiễm toxoplasma nặng có thể ảnh hưởng đến não và mắt của thai phụ và có thể dẫn đến giảm hoặc mờ thị lực.

Bệnh nhiễm độc tố này có thể dẫn đến sinh non. Nó cũng có thể gây ra những biến chứng cho thai nhi, em bé sinh ra như mù lòa, điếc tai, thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển, cân nặng khi sinh thấp.

Nếu phụ nữ mắc bệnh toxoplasmosis sớm trong thai kỳ, thai nhi đang phát triển sẽ tăng nguy cơ bị ảnh hưởng. Trẻ em sinh ra nhiễm toxoplasma có thể không xuất hiện các triệu chứng lúc đầu nhưng có thể phát triển sau này trong cuộc đời.

1.2 Phòng ngừa bệnh toxoplasmosis

Để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng toxoplasma, thai phụ nên:

  • Rửa sạch tất cả các loại trái cây và rau quả trước khi ăn, vì ký sinh trùng thường có trong đất.
  • Rửa tất cả các loại thớt và dao bằng nước nóng và xà phòng sau khi sử dụng.
  • Rửa sạch tất cả các loại thịt.
  • Rửa tay sau khi chạm vào rau chưa rửa, phân mèo, đất, cát, hoặc thịt sống.
  • Nấu chín kỹ tất cả các loại thịt.
  • Tách các loại thịt với các loại thực phẩm khác khi bảo quản và chế biến.
  • Nếu nuôi mèo, hãy nhờ người khác thay hộp vệ sinh cho mèo khi mang thai và đeo găng tay khi làm vườn hoặc xử lý đất.

Rất hiếm khi bị nhiễm toxoplasmosis từ mèo. Hầu hết những người mắc bệnh đều mắc bệnh này từ thịt nấu chưa chín và rau chưa rửa sạch. Tuy nhiên, có thuốc để điều trị nếu không may bị bệnh toxoplasma trong thời kỳ mang thai.

  1. Vi khuẩn Listeriosis và cách phòng tránh

Vi khuẩn Listeriosis monocytogenes gây ra bệnh listeriosis có trong một số loại thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn.

Vi khuẩn Listeriosis monocytogenes gây ra bệnh listeriosis. Nó có thể có trong nước và đất bị ô nhiễm. Quá trình nấu nướng thường giết chết vi khuẩn. Tuy nhiên, nó vẫn có thể có trong một số loại thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn. Nó có thể hiện diện trong thịt chế biến sẵn như patê, xúc xích, hải sản hun khói lạnh, pho mát mềm, các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng, thịt chưa nấu chín, rau trồng trên đất bị ô nhiễm.

2.1 Các triệu chứng của bệnh listeriosis

Các triệu chứng của bệnh listeriosis bao gồm sốt, mệt mỏi, nhức mỏi cơ thể. Những vi khuẩn này có thể dễ dàng đi qua nhau thai. Sau đó, nó có thể gây ra sảy thai, thai chết lưu, sinh non, nhiễm trùng gây tử vong ở trẻ sơ sinh.

2.2 Phòng ngừa bệnh listeriosis

Thực hiện theo các mẹo sau để giảm nguy cơ mắc bệnh listeriosis:

  • Nếu đang mang thai hoặc đang cố gắng mang thai, phụ nữ nên tránh các loại thực phẩm có thể mang vi khuẩn.
  • Nếu thai phụ định ăn các thực phẩm chế biến sẵn nên ăn làm nóng.
  • Nếu định ăn phô mai mềm, hãy đảm bảo chúng được làm từ sữa tiệt trùng.
  • Rửa tất cả trái cây và rau trước khi ăn chúng.
  • Nấu chín kỹ tất cả thịt.

Bệnh listeriosis có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu có các triệu chứng của bệnh listeriosis.

  1. Làm thế nào để tránh ảnh hưởng của thủy ngân?

Nhiều loại cá có hàm lượng thủy ngân cao có thể gây hại cho hệ thần kinh đang phát triển của thai nhi.

Hầu hết các loại cá đều chứa một lượng nhỏ thủy ngân. Nó có xu hướng tích tụ ở những con cá lớn. Nếu đang mang thai hoặc cho con bú, nên tránh ăn cá chứa nhiều thủy ngân vì thủy ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh đang phát triển của thai nhi.

Các loại cá có xu hướng chứa nhiều thủy ngân là cá kiếm, cá mập, cá thu vua, cá ngói.

3.1 Thai phụ có thể ăn cá gì?

Nhiều loại cá thường ăn được coi là chứa ít thủy ngân và những loại cá này có thể là một bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống của thai phụ. Chúng chứa axit béo omega-3, góp phần vào sức khỏe tim mạch và tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Nếu không thích ăn cá, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc bạn có nên bổ sung omega-3 hay không.

Thai phụ nên ăn các loại như tôm, cua, sò, cá hồi, cá tuyết, cá rô phi… và luôn nên ăn cá được nấu chín và ăn khi còn nóng. Tránh ăn bất kỳ loại cá sống, hun khói hoặc các thực phẩm có chất bảo quản.

3.2 Các cách an toàn thực phẩm khác

Rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm.

Tránh rượu, các đồ uống có cồn: Tránh tất cả các loại rượu trong khi mang thai và trong khi cho con bú. Rượu có những tác động tiêu cực, và không có lượng rượu nào là an toàn để uống khi mang thai. Rượu đã được chứng minh là làm tăng đáng kể nguy cơ hội chứng rượu thai nhi, rối loạn phát triển, sảy thai.

Nếu bạn uống rượu khi mang thai, chất này có thể có trong sữa mẹ. Vì vậy, nên tránh rượu hay các chất có cồn.

Tránh thực phẩm sống và nấu chưa chín: Bất kỳ thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín đều có thể có vi khuẩn trong đó. Vì vậy, nên đảm bảo rằng tất cả thực phẩm đã được nấu chín kỹ. Đặc biệt, một số loại thực phẩm được biết là có mang vi khuẩn Salmonella, chẳng hạn như thịt gà, động vật có vỏ, trứng.

Phụ nữ mang thai cũng nên rửa tay sau khi tiếp xúc với trứng vì vi khuẩn Salmonella thường có trên vỏ trứng. Bạn cũng nên rửa trứng thật sạch trước khi nấu.

Hạn chế lượng caffein: Sẽ an toàn nếu bạn có một lượng vừa phải caffeine khi đang mang thai. Tuy nhiên, caffeine là một chất kích thích và có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp của thai nhi đang phát triển. Phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ quá 200 miligam caffeine mỗi ngày. Caffeine có trong cà phê, một số loại trà, một số loại nước ngọt, sô cô la.

Tránh mật ong: Mật ong có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc thịt hoặc các chất độc khác có thể gây hại cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Những chất độc này cũng có thể gây hại cho em bé đang phát triển hoặc trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Phụ nữ nên tránh ăn mật ong khi đang mang thai và cũng nên tránh cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong.

Thực hành xử lý thực phẩm an toàn có thể giảm thiểu rủi ro cho bạn và thai nhi đang phát triển. Nói chung, thực hành xử lý thực phẩm an toàn bằng cách thực hiện những việc sau:

  • Nấu chín kỹ các loại thịt.
  • Rửa trái cây và rau quả.
  • Rửa tay sau khi xử lý các loại thực phẩm.

Những phương pháp này có thể loại bỏ vi khuẩn có hại tiềm ẩn và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào có thể là do chất độc có trong thức ăn.

Thanh Huyền

 

Bài viết liên quan

Một trường hợp mới có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2

admin

Bản tin công tác phòng, chống dịch tối ngày 18/12/2021

Ngọc Nga

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật sẵn sàng phòng chống bệnh, dịch phục vụ Đại lễ VeSak

CDC Hà Nam