Tình trạng COVID-19 kéo dài ở trẻ em: Phát hiện và xử lý ra sao?

(CDC Hà Nam)
Theo các nhà khoa học, tình trạng COVID-19 kéo dài có thể khó chẩn đoán ở trẻ em, nhưng có một số điểm cần quan tâm khi xác định tình trạng bất thường này ở trẻ.

Theo kết quả nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí Journal of the American College of Cardiology (JACC), hội chứng mệt mỏi mạn tính dường như phổ biến ở những người mắc COVID-19.

1. Các biểu hiện ở trẻ bị tình tạng COVID-19 kéo dài

Tiến sĩ Sindhu Mohandas, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhi khoa thuộc Bệnh viện Nhi Los Angeles (Mỹ) cho biết: “Nhiều trẻ em không có bất kỳ triệu chứng nào khi bị mắc COVID-19. Vì vậy, nếu các triệu chứng của COVID-19 kéo dài xuất hiện muộn hơn thì rất khó để có thể ghép nối mối liên quan với nhiễm SARS-CoV-2″.

Nhìn chung, các triệu chứng của COVID-19 kéo dài có thể rất khác nhau giữa các bệnh nhân, nhưng ở trẻ em, các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Mệt mỏi bất thường
  • Nhức đầu
  • Khó tập trung (sương mù não).

Các triệu chứng khác có thể gặp như:

Các triệu chứng COVID-19 kéo dài ở trẻ em có thể dai dẳng hơn 4 tuần sau khi mắc COVID-19 và gây ảnh hưởng tới các hoạt động bình thường của trẻ như thể thao, học tập ở trường.

Tình trạng COVID-19 kéo dài ở trẻ em: Phát hiện và xử lý ra sao? - Ảnh 2.

Triệu chứng ho, đau họng có thể kéo dài khi trẻ bị COVID-19

2. Biện pháp xác định và xử lý COVID-19 kéo dài ở trẻ em

Hiện chưa có hướng dẫn cụ thể về xét nghiệm hay chẩn đoán COVID-19 kéo dài ở trẻ em. Do đó, các bác sĩ thường sẽ phải đánh giá tình trạng triệu chứng và tiền sử phơi nhiễm với SARS-CoV-2 của trẻ. Điều này khá dễ dàng nếu trẻ đã có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 hoặc có xuất hiện các triệu chứng bệnh.

Đối với những trẻ chưa được xét nghiệm hoặc không có biểu hiện triệu chứng, các bác sĩ sẽ xem xét tiền sử gia đình và tất cả tình huống có thể phơi nhiễm SARS-CoV-2 liên quan đến trẻ.

Ngoài ra, các xét nghiệm kháng thể là một biện pháp khác để xác định xem trẻ có bị mắc COVID-19 hay không. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết: “Điều cần lưu ý là nếu một đứa trẻ đã được tiêm phòng, khi đó các kháng thể có thể liên quan tới vaccine chứ không phải do nhiễm SARS-CoV-2. Trong trường hợp đó, có thể yêu cầu xét nghiệm để phân biệt giữa các kháng thể khác nhau đó”.

Theo các chuyên gia, mặc dù cho tới nay chưa có biện pháp điều trị dứt điểm tình trạng COVID-19 kéo dài, nhưng điều quan trọng là trẻ phải được chẩn đoán phát hiện sớm tình trạng rối loạn này để kiểm soát tốt các triệu chứng.

Các chuyên gia cho rằng: “Nếu bạn nghĩ rằng con mình có thể đang bị tình trạng COVID-19 kéo dài hoặc lo lắng về các triệu chứng xuất hiện ở trẻ, hãy sớm đưa trẻ đi khám kiểm tra sức khỏe. Ngay cả khi không phải do bị tình trạng COVID-19 kéo dài, có thể trẻ đang bị một rối loạn bệnh lý nào đó. Bác sĩ sẽ đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của trẻ và đưa ra quyết định xem trẻ có cần tiếp tục phải khám kiểm tra chuyên sâu hay không”.
Tổng hợp theo suckhoedoisong.vn

Bài viết liên quan

Những ai dễ mắc ung thư vùng đầu cổ?

Ngọc Nga

Người từng bị bệnh sởi dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác

CDC Hà Nam

Bổ sung vitamin D cho trẻ đúng cách

CDC Hà Nam